Nghiên cứu, nuôi thử nghiệm trai nước ngọt lấy ngọc tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Thông tin về tổ chức chủ trì nhiệm vụ, cơ quan chủ quản:

Doanh nghiệp tư nhân Hà Bắc PREARL

Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và các cá nhân tham gia chính:

Chủ nhiệm: KS. Vương Danh Khiêm

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ:

CN.Nguyễn Văn Thủy, CN.Ong Thị Trung, ThS.Dương Văn Luông

Thông tin về tổ chức phối hợp triển khai nhiệm vụ:

Doanh nghiệp tư nhân Hồng Ngọc Pearl

Mục tiêu và nội dung chính của nhiệm vụ:

Mục tiêu nghiên cứu:

- Nghiên cứu, xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm 6.000 con trai nước ngọt lấy ngọc, tỷ lệ sống trai sau cấy đạt 80%; tỷ lệ tạo ngọc  75%; chất lượng ngọc loại 1 đạt 30%; ngọc loại 2 đạt 40%; ngọc loại 3 đạt 25%; trong đó 5% ngọc không sử dụng được.

- Tiếp nhận công nghệ; Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi trai nước ngọt lấy ngọc phù hợp với điều kiện địa phương.

- Đào tạo 03 cán bộ kỹ thuật, tập huấn cho 50 lượt người.

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

+ Nghiên cứu, khảo sát sự phân bố các loài trai trên địa bàn sông Cầu; sông Thương; sông Lục Nam: Lập 01 mẫu phiếu và tiến hành điều tra 150 phiếu về sự phân bố các loài trai trên địa bàn sông Cầu; sông Thương; sông Lục Nam.

+ Nghiên cứu nuôi thử nghiệm trai nước ngọt lấy ngọc

+ Xây dựng mô hình nuôi 6.000 con trai nước ngọt nguyên liệu cấy để lấy ngọc tại xã Đông Hưng, huyện Lục Nam.

+ Đào tạo, tập huấn, hội thảo khoa học: Đào tạo 03 kỹ thuật viên cơ sở về kỹ thuật cấy ghép ngọc trai và nuôi trai lấy ngọc;  Tổ chức 01 lớp  tập huấn kỹ thuật, 01 hội thảo khoa học về nội dung của đề tài.

Kết quả:

1.Kết quả nghiên cứu, khảo sát tình hình phân bố của trai nước ngọt trên địa bàn sông Thương, sông Lục Nam
Ket quả điều tra 150 hộ dân tại các xã Tiến Dũng, Trí Yên huyện Yên Dũng, xã Yên Sơn, Vũ Xá huyện Lục Nam cho thấy:
Địa điếm điều tra: Tiến hành điều tra khảo sát sự phân bố của trai nước ngọt tại 2 khu vực sông (sông Lục Nam và sông Thương) chảy qua địa phận của 2 huyện Yên Dũng và huyện Lục Nam với số lượng 150 phiếu điều tra trên địa bàn 4 xã (huyện Yên Dũng: xã Tiến Dũng, xã Trí Yên; huyện Lục Nam: xã Yên Sơn và xã Vũ Xá).
Kết quả điều tra trên tổng số 150 phiếu cho thấy sự xuất hiện của trai đen cánh dầy 91%, trai xanh cánh mỏng 82%, trai cóc phân bố thấp nhất 12%.
2.Kết quả nghiên cứu nuôi thử nghiệm trai nước ngọt lấy ngọc
Địa điểm triển khai thực hiện: tại thôn Dạo Lưới xã Đông Hưng – Lục Nam
Thời gian thực hiện: từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2018
Nguồn gốc trai sử dụng trong các thí nghiệm: Do HTX Phát Đạt thu mua của người dân đánh bắt lên từ các ao, đầm, sông.
2.1.Nghiên cứu trọng lượng và độ tuổi của trai nguyên liệu thích ứng với kích cỡ viên nhân cấy
Địa điểm triển khai thực hiện: thôn Dạo Lưới – Đông Hưng – Lục Nam
Thời gian thực hiện: từ tháng 25/2/2018 – 25/3/2018
Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy: Tại lô thí nghiệm cấy trên kích cỡ trai có khối lượng từ 400<600 g/con thì tỷ lệ sống đạt cao nhất (95%) và đậu nhân đạt 59,75%, còn khi cấy trên cơ thể trai với trọng lượng trên 800 g/con cho tỷ lệ sống rất thấp (39%) và khả năng đậu nhân giảm thấp 13,75% do cơ thể trai quá già trên 6 tuổi nên khi cấy nhân trai bị đất cơ khép vỏ và rễ đào thải nhân ra ngoài. Trọng lượng của trai nguyên liệu từ 400<600 g/con là phù họp nhất cho việc nuôi trai nước ngọt lấy ngọc. 2.2. Nghiên cứu cải thiện màu sác của viên ngọc trai nước ngọt từ loài trai xanh cánh mỏng và loài trai đen cánh dày. Địa điểm triển khai: tại thôn Dạo Lưới xã Đông Hưng huyện Lục Nam Thời gian thực hiện: từ tháng 28/2/2018 - 8/6/2018. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ nuôi sống đạt rất cao, cấy ghép khác loài 97% và cấy cùng loài 96% tỷ lệ nuôi sống giữa cấy ghép cùng loài và khác loài là tuông đương nhau. Tỷ lệ ngâm nhân đạt trên 58%. Màu sắc viên ngọc có sự khác nhau, khi cấy ghép tế bào cùng loài thì khả năng tạo ngọc màu tím là 61,4% và không có xuất hiện viên ngọc màu trắng tại thời điểm theo dõi. Khi cấy ghép tế bào khác loài thì khả năng tạo ngọc màu trắng là 60,3% và không có xuất hiện viên ngọc màu tím tại thời điểm theo dõi (Bảng 5). Qua thí nghiệm cho thấy khả năng chủ động được màu sắc của viên ngọc dựa vào việc lai tạo, cấy ghép tế bào giữa các loài trai khác nhau. Từ đó, là tiền đề để tạo ra sự đa dạng về màu sắc của ngọc trong tương lai đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. 2.3.Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển của trai cấy trong các môi trường nước Địa diêm triển khai: tại thôn Dạo Lưới xã Đông Hưng huyện Lục Nam Thời gian thực hiện: từ tháng 27/2/2018 - 8/6/2018 Kết quả cho thấy: trong các môi trường nước chảy hay nước tĩnh trai đều sinh trưởng và phát triển tốt khi treo. Tỷ lệ sống đạt 96-98%, tỷ lệ đậu nhân đạt 63¬65% và không khác nhau nhiều khi nuôi ở ao hay suối. Ở giai đoạn đầu, khả năng sinh trưởng của trai trong ao cao hơn so với nuôi ngoài suối tăng được 1,34 mm trong 100 ngày nuôi ban đầu cả về chiều dài và chiều rộng. Vậy ở các môi trường nước tĩnh hay nước chảy, trai đều sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống cao. 3.Kết quả xây dựng mô hình nuôi trai nước ngọt nguyên liệu cấy để lấy ngọc - Địa điếm triển khai thực hiện: tại thôn Dạo Lưới xã Đông Hưng huyện Lục Nam - Thời gian thực hiện: từ tháng 29/6/2018 - 20/12/2019 - Quy mô như sau: Nuôi 6000 con, trong đó: + 1500 con được cấy tế bào trai xanh lên trai đen nuôi trong ao; + 1500 con được cấy tế bào trai đen lên trai đen nuôi trong ao; + 3000 con được cấy tế bào trai đen lên trai đen nuôi trên suối. Mô hình được thực hiện trên cả hai loại hình mặt nước kết quả cho thấy khi nuôi trai trong ao cho tỷ lệ sống đạt trên 90% cao hơn nuôi môi trường suối (82,0%), tỷ lệ ngậm nhân cho thấy cả 2 môi trường đều tương đương nhau từ 58%-62,5%. Tỷ lệ tạo ngọc ở mô hình nuôi trong ao đạt 82%, cao hơn mô hình nuôi trên suối là 75,2%. Vậy nuôi trên tống mô hình 6000 con trai cho thấy tỷ lệ sống trai sau cấy đạt trung bình 86,3%; tỷ lệ tạo ngọc 78,9%; tỷ lệ ngậm nhân 60,2% sau 2 năm (đạt trung bình 2,4 nhân/4 nhân cấy vào); chất lượng ngọc loại 1 đạt 31,8%; ngọc loại 2 đạt 41,8%; ngọc loại 3 đạt 21,5%; trong đó 4,9% ngọc không sử dụng. Như vậy, từ kết quả mô hình cho thấy khi nuôi trai trong môi trường ao cho kết quả tốt hon môi trường trên suối cả về tỷ lệ sống, tỷ lệ tạo ngọc, chất lượng ngọc. Vì khi nuôi trong ao với thời gian dài chúng ta luôn kiểm soát được môi trường, nguồn nước và nguồn thức ăn (tảo) được duy trì on định còn khi nuôi ở trên suối kéo dài trai chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết theo mùa như: nước mưa, lũ nguồn dinh dưỡng không được chủ động.

Quy mô ứng dụng:

Toàn quốc

Thời gian thực hiện:

Thời gian bắt đầu:08-01-2018
Thời gian kết thúc:31-12-2019

Kinh phí thực hiện:

Kinh phí được phê duyệt: 945,180 triệu đồng

trong đó:

- Từ Ngân sách nhà nước: 680 triệu đồng

- Từ nguồn tự có của tổ chức: 265,180 triệu đồng

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 10,097
Tổng số trong ngày: 17,228
Tổng số trong tuần: 87,964
Tổng số trong tháng: 33,119
Tổng số trong năm: 713,396
Tổng số truy cập: 12,654,237