Sở KH&CN: Tập huấn về Sở hữu trí tuệ năm 2024

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 22/4, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị tập huấn về sở hữu trí tuệ năm 2024. Hơn 170 đại biểu là cán bộ phụ trách liên quan đến hoạt động sở hữu trí tuệ đại diện Công an tỉnh, huyện, thành phố, thị xã; Cục Quản lý thị trường tỉnh; các Sở, ngành liên quan; đại diện lãnh đạo UBND thành phố, lãnh đạo và chuyên viên phòng Kinh tế thành phố và chủ sở hữu các nhãn hiệu, hội viên, xã viên, người sản xuất, kinh doanh sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của thành phố.

Đ/c Nguyễn Phúc Thương, Phó Giám đốc Sở KH&CN phát biểu khai mạc hội nghị

Tại đây, các báo cáo viên của Sở KH&CN; Công ty TNHH Luật ALIAT đã trao đổi nhiều nội dung quan trọng liên quan đến hoạt động sở hữu trí tuệ.

Cụ thể là những vấn đề tổng quan về hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; những điểm mới của Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung); các hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm liên quan đến dấu hiệu chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể; trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể.

Báo cáo viên lưu ý các quy định, quy chế sử dụng nhãn hiệu khi được bảo hộ; hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; tình hình vi phạm về sở hữu trí tuệ; giải quyết tranh chấp và những vấn đề đặt ra hiện nay ở Việt Nam.

Báo cáo viên trao đổi tại hội nghị

Qua đây, góp phần nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về sở hữu trí tuệ; tầm quan trọng, vai trò của sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là trong xu thế kinh tế số, kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế; tăng cường hiệu lực, hiệu quả, đẩy mạnh công tác phối hợp trong chỉ đạo, triển khai thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; là dịp thảo luận về các vấn đề thực tiễn phát sinh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Quang cảnh hội nghị

Được biết, những năm gần đây, hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có nhiều khởi sắc, khối lượng tài sản trí tuệ được hình thành thông qua các văn bằng bảo hộ đã góp phần phát triển thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ trên địa bàn tỉnh như chỉ dẫn địa lý “Vải thiều Lục Ngạn; Sâm nam Núi Dành; Na dai Lục Nam”, nhãn hiệu chứng nhận “Miến dong Sơn Động, Bưởi Hiệp Hòa, Gà đồi Yên Thế; chè Yên Thế; nhãn chín muộn Yên Thế; Vân hương mỹ tửu” cùng 85 nhãn hiệu tập thể và trên 1.300 nhãn hiệu thông thường trên địa bàn tỉnh đã được cấp văn bằng. Đây là một kết quả đáng khích lệ cho công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của địa phương trong những năm qua./.

HT

 

 

 

 

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 7,114
Tổng số trong ngày: 556
Tổng số trong tuần: 94,243
Tổng số trong tháng: 39,398
Tổng số trong năm: 719,675
Tổng số truy cập: 12,660,516