Lịch sử phát triển Lịch sử phát triển

|
Lượt xem:

55 NĂM - HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH QUA CÁC THỜI KỲ

Với 50 năm xây dựng và phát triển, ngành KH&CN của tỉnh đã trải qua những mốc thời gian đáng ghi nhớ sau:

1- Ngày 19/10/1961 Ban Kỹ thuật (KT) tỉnh Bắc Giang được thành lập theo Quyết định số 361QĐ-TCCB của ủy ban hành chính (UBHC) tỉnh: là cơ quan quản lý tổng hợp về mặt kỹ thuật, có nhiệm vụ giúp Tnh ủy và UBHC lãnh đạo công tác khoa học kỹ thuật và lãnh đạo phong trào sáng kiến, phát minh của quần chúng nhằm phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch Nhà nước:

2- Ngày 01/4/1963 đổi tên Ban KT tỉnh Bắc Giang thành Ban KT tỉnh Hà Bắc (thi hành Nghị quyết của Quốc hội nước Việt nam dân chủ cộng hoà, hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh hợp nhất thành tỉnh Hà Bắc. Trụ sở các cơ quan tỉnh Hà Bắc, trong đó có Ban KT tỉnh đặt tại thị xã Bắc Giang).

3- Ngày 13/5/1963 Ban KT tỉnh đổi thành ban Khoa học kỹ thuật (KHKT) tỉnh (Thực hiện Thông tư Liên bộ số 66/TTLB giữa UBKH Nhà nước và Bộ Nội vụ). Tiến hành chức năng công tác quản lý tổng hợp về KHKT địa phương.

4- Ngày 02/8/1967 thành lập Phòng Đo lường- Tiêu chuẩn (theo Quyết định số 101/TC Của UB HC tỉnh) thuộc Ban KHKT tỉnh quản.

5- Ngày 09/8/1970 Hội phổ biến KHKT hợp nhất vào Ban KHKT tỉnh theo Nghị quyết số 114/NQ-TU của Tỉnh uỷ Hà Bắc.

6- Ngày 23/4/1985 Ban KHKT đổi tên thành Uỷ ban KHKT (UBKHKT) Hà Bắc theo Quyết định số 237/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh.

7- Ngày 10/6/1985 UB KHKT là cơ quan thường trực của Hội đồng KHKT tỉnh được thành lập theo Quyết định số 341/QĐ-UB của UBND tỉnh.

8- Ngày 23/9/1986 Thành lập Chi cục - Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thuộc UB KHKT tỉnh theo Quyết định số 655/QĐ-UB của UBND tỉnh.

9- Ngày 25/10/1986 UBKHKT tỉnh đổi tên thành Ban KH&KT theo Nghị quyết số 13/NQ-TU của Tỉnh ủy Hà Bắc.

10- Ngày 18/7/1989 Thành lập Trung tâm ứng dụng và dịch vụ KHKT thuộc Ban KH&KT tỉnh theo Quyết định số 515/QĐ-UB của UBND tỉnh:

11- Ngày 05/5/1994 thành lập Sở KHCN&MT tỉnh Hà Bắc trên cơ sở Ban KH&KT tỉnh theo Quyết định số 62/QĐ-UB của UBND tỉnh Hà Bắc.

12- Ngày 01/01/1997 tỉnh Hà Bắc tát lập hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá 9 ngày 06/11/1996. Và ngày 15/3/1997 UBND tỉnh Bắc Giang có Quyết định số 248/UB ban hành bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Sở KHCN&MT Bắc Giang.

13- Ngày 18/11/1997 Trung tâm tư vấn và dịch vụ (TTTV&DV) KHCNMT thuộc Sở KHCN&MT được thành lập theo Quyết định số 493/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Giang.

Nhìn lại 50 năm qua, gắn liền với lịch sử đất nước và dân tộc qua những thời kỳ. Ngành KHCN&MT Bắc Giang đã từng bước được xây dựng và phát triển:

             I- Thời kỳ 1961-2011 ra đời và hoạt động của ngành góp phần vừa xây dựng, vừa chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

             1- Đặc điểm tình hình và công tác tổ chức

- Ngay từ khi nhân dân miền Bắc nước ta bắt tay vào thực hiện kế hoạch 3 năm (1958-1960) nhằm cải tạo xây dựng kinh tế và phát triển văn hoá nhằm xáy dựng CNXH ở miền Bắc, làm cơ sở cho cho đấu tranh thống nhất nước nhà, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ: KHKT đã trở thành nhu cầu cấp chiết của nhân dân lao động. Ngày 11/3/1959 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 105/TTg về việc thành lập Ban kỹ  thuật (KT) ở các khu, tỉnh, thành phố. Sau đó là Chỉ thị số 133/TC-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 13/3/1959 nhắc nhở các cấp uỷ thi hành Chỉ thị 105/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 300/KH của Uỷ ban khoa học nhà nước hướng dẫn về tổ chức Ban KT.

- Thi hành các Chỉ thị của Đảng và Chính phủ, Ban thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang đã ra Nghị quyết và UBHC tỉnh ra Quyết định số 36/QĐ-TCCB ngày 19/10/1961 thành lập Ban KT tỉnh với nhiễn vụ giúp Tnh uỷ và UBHC tỉnh lãnh đạo công tác KHKT và lãnh đạo phong trào sáng kiến, phát minh của quần chúng nhằm phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch nhà nước.

- Ban KT tỉnh do ông Ngô Duy Phương - Chủ tịch UBHC tỉnh làm Trường ban, ông phạm Các -Trưởng ty nông nghiệp tà phó Ban và 12 thành viên là các trưởng hoặc phó các ty của tỉnh là uỷ viên. Thường trực Ban là các ông Ngô Duy Phương, ông Phạm Các và ông Hoàng Nhu. Sau đó, ngày 23-6- 1962, UBHC tỉnh lại có Quyết định số 555/QĐ-TCCB cử ông Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBHC tỉnh thay ông Ngô Duy Phương, làm Trưởng Ban KT tỉnh Bắc Giang.

- Ngoài Ban KT tỉnh là cơ quan quản lý tổng hợp về mặt kỹ thuật còn có Hội phổ biến KH&KT-BNH, có tổ chức rộng dãi hơn từ Trung ương đến cơ sở (xã, cơ quan, trường học). Ở tỉnh, Hội phổ biến KH&KT được thành lập từ năm 1962 (Sau Ban KT tỉnh 1 năm) do ông Thanh Sơn - Tỉnh uỷ viên, uỷ viên thường trực UBHC tỉnh là Hội trưởng, ông Đặng Trần Vĩnh - Phó ty nông nghiệp và ông Đỗ Văn - Phó ty tế là hội phó và 28 uỷ viên.

- Thi hành Nghị quyết của Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh hợp nhất thành tỉnh Hà Bắc và bắt đầu làm việc theo tỉnh mới từ ngày 01/4/1963. Các cơ quan của tỉnh Hà Bắc đều tập trung làm việc tại thị xã Bắc Giang.

- Thực hiện Thông tư Liên bộ số 66/TTLB giữa UBKH Nhà nước và Bộ Nội vụ ngày 13/5/1963 Ban KT tỉnh đổi tên thành Ban Khoa học Kỹ thuật (KHKT) tỉnh, thực hiện công tác quản lý tổng hợp về KHKT đa phương. Ban KHKT vẫn là tổ chức Liên hiệp (Uỷ viên hội) do ông Phạm Văn Quyện - Phó bí thư tỉnh ủy làm Trưởng ban, ông Lương Ngọc Chức Nguyên phó ban KT tỉnh Bắc Ninh và ông Ngô Như Toàn - tỉnh uỷ viên - Phó ty nông nghiệp làm phó Ban và 10 uỷ viên là trưởng hoặc phó ty, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh. Cơ quan thường trực hay còn gọi là văn phòng gồm có 6 người làm nhiễn vụ thường trực của Ban KHKT và Hội phổ biến KHKT (gọi tắt tà Ban và Hội). Và trước khi hợp nhất 2 tỉnh, Ban KT Bắc Giang chỉ có 01 cán bộ chuyên trách văn phòng.

Ban chia ra 3 tiểu Ban: Tiểu Ban Nông - lâm nghiệp,Tiểu Ban Công nghiệp, Tiểu Ban Khoa học đời sống.

- Từ năm 1965 đến trước ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/197S), miền Bắc không những phải tăng cường chi viện nhân lực và vật lực cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, mà còn phải vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa phát triển sản xuất, đảm bảo đời sống, tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng.

- Trong hoàn cảnh đó, ngày 01/9/1966 Hội đồng Chính phủ ra Chỉ thị số 163?CP về phương hướng nhiệm vụ công tác nghiên cứu KH&KT 2 năm 1966 -1967, Ban Bí thư Trung ương ra Nghị quyết định số 57/NQ- TW ngày 22/2/1967 về tăng cường công tác nghiên cứu KHKT trong tình hình và nhiệm vụ mới.

- Tuy hoạt động trong điều kiện chiến tranh gặp rất nhiều khó khăn, song được Đảng và Nhà nước quan tâm, các cơ quan KHKT từ Trung ương đến địa phương được tăng cường về số lượng và chất lượng.

- Ở tỉnh ta, sau khi có Nghị quyết số 62/NQ-HB ngày 02/5/1967 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Bắc và ngày 02/8/1967 Ban thường vụ lại có Nghị quyết Số 253/NQ-HB về kiện toàn Ban KHKT tỉnh: ông Hoàng Văn Tiệm- Uỷ viên ban thường vụ tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBHC tỉnh làm Trưởng ban, 2 phó Ban và 11 uỷ viên kiêm nhiệm.

- Ban KHKT:được tổ chức thành những bộ phận giúp việc gồm: Phòng Đo lường và Tiêu chuẩn, Phòng hoá nghiệm, Tiểu ban nông nghiệp, Tiểu ban công nghiệp và Tiểu ban  tổng hợp. Số cán bộ cơ quan tăng từ 6 người lên 32 người , có 6 cử nhận và kỹ sư.

- Ngày 09/8/1970, Tỉnh uỷ Hà Bắc có Nghị quyết số 114/NQ-TU về hợp nhất Ban KHKT với Hội phổ biến KH&KT và phân công ông Ngô Như,Toàn, kỹ sư nông nghiệp, tỉnh uỷ viên, chuyển từ phó Ban quy hoạch phân vùng tỉnh về làm Trưởng Ban KHKT tỉnh. Phó Trưởng ban vẫn là các ông Lương Ngọc Chức và ông Nguyễn Khắc Thực .

- Các bộ phận chức năng gốm có. Phòng hành chính Phòng khoa học nông nghiệp, Phòng kỹ thuật công nghiệp, Phòng quản lý đo lường, và Phòng hoá tổng hợp.

            - Do hợp nhất Ban và Hội nên số cán bộ của 2 Văn Phòng và Hội có tới 47 người, lực lượng lớn nhất chưa thời kỳ nào có. Cho đến nay 28/9/1972 do yêu cầu phải tinh giảm biên chế, Tỉnh uỷ đã quyết định còn 30 người, tổ chức vào 3 phòng chủ yếu: Phòng nông nghiệp (7 người), Phòng thông tin kiêm hành chính (7 người), Phòng Đo lường tiêu chuẩn (14 người),; ngoài ra còn 2 người làm cấp dưỡng và tiếp phẩm.

2- Những kết quả hoạt động chính.

Từ ngày ra đời (19/10/1961) năm 1965 do mới được thành lập, lực lượng mỏng và thiếu, điều kiện hoạt động còn nhiều khó khăn và lúng túng, nên được sự quan tâm của lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBHC tỉnh và Uỷ Ban khoa học nhà nước (UBKHNN), song kết quả hoạt động còn nhiều hạn chế.

Cùng khí thế chung của toàn dân ra sức thi đua đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng CNXH miền bắc, ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, hoạt động KHKT trong thời kỳ này cũng đã góp phần đáng kể trong một sô mặt, cụ thể là:

* Trong nông nghiệp: Công tác tuyên truyền, phổ biến và hương dẫn kỹ thuật đã có tác dụng rõ rệt trong việc cải tiến kỹ thuật cải tiến công cụ. Cho đến tháng 12/1982, toàn tỉnh đã có 30 nghìn cày cải tiến và cày 5-1, 2.500 bừa cải tiến và 1.342 công cụ cày cầm tay: Hoàn chỉnh việc điều tra thổ nhưỡng để có đủ tài liệu phục vụ cho phân vùng canh tác và cải tạo đất bạc màu, chuẩn bị kế hoạch ổn định đất nông – lâm nghiệp phục vụ cho khai hoang, trồng cây gây rừng; Xây dựng được quy hoạch phát triển phân bón, trong đó có việc nghiên cứu thành công: sử dụng than bùn, làm phân xanh ủ phân vi sinh bón ruộng; việc tưới tiêu theo khoa học được thử nghiệm, sau mở rộng cho vụ đông xuân 1963-1964 đã cho kết quả tăng năng suất rõ ra (từ 15-30%). Tiến hành điều tra sâu bệnh và đã phát hiện một số sâu bệnh hại lúa.

* Ngành khí tượng hoàn thành điều tra cơ bản về khí hậu Hà Bắc, cung cấp thông tin khí tượng  phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng.

* Trong công nghiệp cũng có nhiều cải tiến về cơ khí và sản xuất máy gạch, máy cấy, chế men sứ, gốm.

* Trong giao thông vận tải, thử nghiệm thành công dải cấp phối mặt đường theo, kỹ thuật chống ổ gà, hướng dẫn kỹ thuật làm giao thông nông thôn và cải tiến một số công cụ làm đường. Đặc biệt, bước đầu đưa Vận trù học giúp các ngành có lượng hàng hoá lớn làm kế hoạch vận chuyển theo sơ đồ mạng có nhiều kết quả.

* Trong y tế, tiến hành tiêu diệt dịch bệnh sốt rét, phổ biến những kinh nghiệm và kiến thức về chữa bệnh bằng thuốc nam, đông tây y kết hợp. Dược phẩm Bắc Giang đã sản xuất được nhiều loại thuốc nam thay thế một phần thuốc tây y, và trong đông y tiến hành chữa bệnh bằng châm cứu có nhiều kết quả.

Từ năm 1965, trong hoàn cảnh chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, các cơ quan xí nghiệp, trong đó, Ban KHKT tỉnh cũng phải sơ tán về nông thôn 2 lần (Tháng 6 năm 1965 về Việt Lập - Tân Yên và đầu năm 1972 về Vạn An - Yên Phong). Về tổ chức, lực lượng của Ban thường biến động. Tuy gặp nhiều khó khăn song hoạt động của Ban KHKT tỉnh đã mờ rộng được quy mô trên nhiều lĩnh vực sản xuất, chiến đấu và đời sống.

Về nông nghiệp:

- Tổ chức nhiều cuộc toạ đàm về thâm canh cây trồng, về thời vụ lúa xuân, về tưới tiêu theo phương pháp khoa học, kỹ thuật và thả bèo hoa dâu.

Tổng kết lại giống và sâu bệnh hại lúa. Giải quyết kỹ thuật trồng rau giáp vụ, kỹ thuật cho lợn ăn thức ăn sống ủ men.

Tổ chức đưa cán bộ xuống cơ sở, trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật và điều tra việc đưa giống lúa mới và phát triển lúa xuân ở Hà Bắc; Tìm hiểu sinh lý, sinh thái của cây lạc, từ đó có đề tài thí nghiệm tăng năng suất cây lạc.

Về công nghiệp:

- Tiến hành đưa cơ khí nhỏ vào hợp tác xã nông nghiệp.

- Nghiên cứu triển khai về thuỷ điện, thuỷ lực; Xây dựng trạm thuỷ điện nhỏ ở Lữ Vân và khảo sát ở một số nơi như Khe Ráy.

- Trong chế biến nông sản làm lò sấy khoai sắn, làm nha khoai lang, trồng nấm rơm rạ.

- Cải tiến công cụ cào cỏ 64A thành 64B, 64c .

Về công tác quản lý kỹ thuật:

Triển khai thực hiện Quyết định 102/QĐ của UBHC tỉnh Hà Bắc ngày 01/8/1968, ban hành Điều  lệ quản lý đo lường trong tỉnh. Về tổ chức, tỉnh ta là tỉnh thành lập Phòng Đo lường tiêu chuẩn thuộc Ban KHKT sớm và hoạt động ngay từ đầu đã khá năng động. Trong điều kiện chiến tranh, kinh phí có hạn, cơ quan trang bị một số công cụ sửa chữa cân, một số chuẩn khối lượng, một số xe kéo tay, lập đội kiểm định và sửa chữa cân lưu động ở nhiều huyện trong tỉnh. Từ năm 1970 đã mở rộng diện kiểm định sang độ dài thương nghiệp và dung tích.

Công tác tiêu chuẩn cũng được triển khai, ngoài tuyên truyền, phố biến, hướng dẫn thi hành các TCVN, còn tổ chức xây dựng các tiêu chuẩn địa phương và tiêu chuẩn cơ sở.

Trong cơ quan, đã tổ chức phòng kiểm nghiệm, gọi chung là phòng hoá nghiệm tổng hợp, trang bị đồng bộ các dụng cụ và các hoá chất đảm bảo tiến hành phân tích, kiểm nghiệm chủ yếu về thực phẩm như nước mắm, nước chấm.

Về công tác Thông tin Sáng kiến:

Đẩy mạnh việc phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật; Xuất bản nhiều tài liệu KT canh tác lúa, in lịch hàng năm, có năm in lịch sổ tay.

Phổ biến bảng đơn vị đo lường hợp pháp của Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà; Mở hội nghị toàn tỉnh phổ biến đơn vị đo lường.

Tổ chức triển lãm lưu động về công cụ cải tiến, cộ thuyết minh, hướng dẫn chế tạo và sử dụng thử, sử dụng phim đèn chiếu.

Tổ chức nhiều buổi sinh hoạt KHKT với chủ đề chống chiến tranh hoá học và vi trùng, thâm canh lúa và hoa màu, tăng nhanh đàn lợn...

- Mặc dù, số lượng cán bộ KH Hà Bắc còn ít ỏi (Trình độ đại học có trên 400 người, trung học có 3.478, sơ cấp 3.099, riêng cán bộ y tế ở nông thôn đã có trên 2.000 người) nhưng Hà Bắc đã tổ chức Đại hội trí thức toàn tỉnh lần thứ nhất trong hai ngày 5-6/5/1967 .

II- Thời kỳ 1976-1985 góp phần cùng toàn tỉnh xây dựng và bảo vệ tổ quốc sau khi hoàn toàn thống nhất đất nước  

1- Đặc điểm tình hình và công tác tổ chức:

Sau đại thắng mùa xuân 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, dân tộc Việt Nam bước vào giai đoạn lịch sử mới "Giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất và làm nhiệm vụ chiến lược duy nhất là tiến hành cách mạng XHCN, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH ''. (Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lấn thứ IV của Đảng cộng sản Việt Nam).

Tuy nhiên, vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh kéo dài, nước ta ở trong hoàn cảnh vừa xây dựng CNXH, vừa phải đối phó với 2 cuộc chiến tranh biên giới phía Tây nam và phía Bắc nên tình hình kinh tế và đời sống rất khó khăn.

Trong hoàn cảnh như vậy, Đảng ta vẫn quan tâm đến KHKT. Đặc biệt, ngày 20/4/1981 Bộ chính trị Trung ương. Đảng có Nghị quyết số 37/NQ-TW về chính sách KHKT thống nhất trong cả nước. Và ngày 23/12/1981 Tỉnh uỷ Hà Bắc ra Nghị quyết số 15/NQ-TU về công tác KHKT của tỉnh Hà Bắc. Do vậy, công tác KHKT được tặng cường về xây dựng tồ chức và hoạt động toàn diện. Về kiện toàn hệ thống các cơ quan quản lý về KHKT Nghị quyết Tỉnh uỷ chỉ rõ: Cần sớm kiện toàn, bao gồm Ban KHKT, các phòng quản lý KHKT ở các ngành, các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, các tiểu ban KH&KT ở các hợp tác xã nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Đồng thời, củng cố và đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng KH&KT ở các ngành, các cấp để làm tốt chức năng tư vấn cho lãnh đạo về KH&KT.

Chức năng, nhiệm vụ của Ban KH&KT tỉnh cũng được Nghị quyết chỉ rõ là cơ quan tham mưu của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh trong việc lãnh đạo và chỉ đạo KH&KT, đồng thới là cơ quan quản lý thống nhất các

hoạt động KH&KT trong tỉnh. Trách nhiệm và quyền hạn của Ban KH&KT tỉnh tập trung vào quản lý tiến bộ KH&KT, trước hết là quản lý kế hoạch hoá, quản lý kỹ thuật trên 3 mặt: tiêu chuẩn, đường, kiểm tra chất lượng; quản lý sáng kiến, sáng chế; tham gia quản lý tiềm lực KH&KT như quản lý các tổ chức nghiên cứu và triển khai, bố trí cán bộ, phân bổ tài chính và vật tư, đặc biệt là thông tin KH&KT.

Trước yêu cầu nhiệm vụ đó, Ban KH&KT tỉnh được kiện toàn theo hướng bổ sung cán bộ lãnh đạo cơ quan, tăng biên chế, bố trí thêm cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng tổng hợp: ông Lương Ngọc Chức làm trưởng Ban thay ông Ngô Như Toàn(1977) và đầu năm 1983, ông Đỗ Huy Đức kỹ sư nông nghiệp, Tỉnh uỷ viên, được phân công làm Trưởng Ban thay ông Lương Ngọc Chức. Phó Ban và ông Thân Văn Pha và ông Lê Tâm Thái (1983).

Tổ chức của Ban gồm 3 phòng: Phòng hành chính tổ chức, Phòng Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Phòng Thông tin tổng hợp.

Ngày 23/4/1985 UBND tỉnh Hà Bắc ra Quyết định số 237/QĐ-UB ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của UBKH&KT tỉnh. Đổi tên Ban KH&KT thành UBKH&KT; cơ cấu tổ chức gồm: Lãnh đạo có Chủ nhiệm và các Phó Chủ nhiệm; Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Phòng hành chính tổ chức,  các bộ phận còn lại gọi là tổ (bỏ phòng), làm việc trực tiếp với lãnh đạo cơ quan theo chế độ chuyên viên. Phòng hành chính tổ chức vẫn giữ nguyên như trước, Phòng Tiêu chuẩn - Đo lường- Chất lượng chuyển thành Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (TCĐLCL). Song phải chờ đến Quyết định số 655/QĐ-UB của UBND tỉnh ngày 13/9/1986 về việc thành lập Chi cục TCĐLCL thuộc UBKH&KT tỉnh Hà Bắc, Chi cục mới được sử dụng con dấu và tài khoản riêng. Các bộ phận còn lại là: Tổ tổng hợp Kế hoạch và Tổ Thông tin KH&KT.

Ông Đỗ Huy Đức làm Chủ nhiệm, ông Lê Tâm Thái và ông Thân Văn Pha làm Phó Chủ nhiệm. Năm 1986, ông Trần Đại Hùng, nguyên là Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp, làm Chủ nhiệm UB thay ông Đỗ Huy Đức.

 2- Những kết quả hoạt động chính.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được quy định cụ thể, cơ cấu tổ chức hoạt động quản lý gọn nhẹ, và hợp lý dần, số lượng cán bộ tuy có những biến đổi chuyển đi, chuyển đến, giao động trong khoảng 30- 32 người, song nói chung ổn đinh. Do vậy, hoạt động KH&KT trong thời kỳ này tiếp tục được mở rộng cả về quy mô và chất lượng.

Về công tác tham mưu, tư vấn:

Tham mưu cho Tỉnh uỷ mở Hội nghị đại học toàn tỉnh ngày 20/1/1977, nghiên cữu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV (theo số liệu thống kê, tại thời gian này Hà Bắc có khoảng 2.200 cán bộ có trình độ đại học, chưa kể các đơn vị thuộc Trung ương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh). Đây là Đại hội trí thức Hà Bắc lần thứ hai. Đồng chí Vũ Thơ -Bí thư tỉnh uỷ và các đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh uỷ chủ trì và tham dự hội nghị.

Giúp Tỉnh uỷ xây dựng dự thảo Nghị quyết của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết số 371NQ-RW của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương về công tác KH&KT. Và ngày 23/12/1981 Tỉnh uỷ đã ra Nghị quyết số 15/NQ-TU về công tác này.

Tham mưu tư vấn cho Tỉnh uỷ các luận cứ khoa học, kỹ thuật, kinh tế trong phản biện chủ trương lấy phù xa, cải tạo đất tại Chì, huyện (Quế Võ) với tên gọi là ''Công trường Phù Sa''. Kết quả là Tỉnh đã quyết định dừng không thực hiện chủ trương này.

Thực hiện công tác quản lý nghiệp vụ và chuyên môn:

Trong công tác kế hoạch hoá KH&KT và áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đã hướng dẫn các ngành lập kế hoạch áp dụng tiến bộ kỹ thuật và đăng ký các đề tài nghiên cứu ứng dụng. Một số đề tài tiến hành có kết quả như: Cơ giới hoá việc bốc dỡ nguyên nhiên liệu ở hợp tác xã vôi Quyết Tiến, thiết kế và chế tạo máy bứt củ lạc, nuôi tảo Spurulina theo phương pháp thủ công làm thức ăn cho gà, nghiên cứu để giống khoai tây đạt tỷ lệ cao.... Việc đưa tiến bộ KHKT vào đời sống đã giải quyết vấn đề chất đốt và vệ sinh môi trường, tổ chức hướng dẫn xây hầm khí Mê tan ( Biogas) ở một số trại chăn nuôi tập thể.

Công tác sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất đã cử cán bộ chuyên trách làm công tác này, giúp cho nhiều ngành của tỉnh tổ chức xét duyệt các sáng kiến, cải tiến, tạo điều kiện đẩy mạnh phong trào quần chúng tiến quân vào lĩnh vực KHKT, phát triển sản xuất và cải thiện đời sống.

Về công tác quản lý kỹ thuật, đặc biệt được quan tâm tăng cường trên cơ sở đã có các văn bản pháp lý, quy định cụ thể. Đã mở rộng địa bàn hoạt động, có chương trình kế hoạch nên đã đi kiểm tra, kiểm định được nhiều hơn.

Đối với công tác têu chuẩn hoá, tổ chức các cơ sở áp dụng tiêu chuẩn, xây dựng quy cách chất lượng một số sản phẩm, đồng thời tiến hành sưu tầm, lưu trữ hàng trăm tiêu chuẩn vệt Nam và tiêu chuẩn vùng.

Về đo lường, tham gia kiểm tra các dụng cụ đo khối lượng ở các cơ sở sản xuất và lưu thông phân phối; kiểm định dụng cụ dung tích như hệ thống bình đong, xe Stéc chở xăng, dầu.

Về chất lượng sản phẩm hàng hoá, tiến hành kiến tra trên diện rộng với nhiều loại sản phẩm lương thực - thực phẩm, thức ăn gia súc, các loại vật liệu xây dựng, hạt giống lúa,...

Về công tác thông tin KHKT, tăng về số lượng và chất lượng các ấn phẩm thông tin, năm ra 4 kỳ tạp chí KHKT, mỗi kỳ 1.000 tập và lịch nông nghiệp 3.000 tập. Đặc biệt, để phục vụ tin cho chương trình cải tạo đất của tỉnh đã in và phát hành một số tập tin và chuyên đề.

Kết hợp tổ chức một số hội nghị bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác sáng kiến và bồi dưỡng kỹ thuật.

III - Thời kỳ 1986 đến nay- Bước vào thực hiện đường lối đổi mới và tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thời kỳ này chia làm hai giai đoạn:

A- Giai đoạn từ 1986 đến 1993: Hoạt động của ngành trong thời kỳ đổi mới, trước khi thành lập Sở KHCN&MT.

1- Đặc điểm tình hình và công tác tổ chức

Là thời kỳ bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa của Đảng và Nhà nước. Trước yêu cầu khách quan, bức bách từ thực tiễn phát triền kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước tiến hành đổi mới, xoá bỏ chế độ quan liêu bao cấp, chuyển sang kinh tế nhiều thành phần, giải phóng lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Trong nông nghiệp, thực hiện khoán theo tinh thần Nghị quyết của Hội Nghị BCH Trung ương Đảng 9 lần thứ 10 (Khoá VII) đã tạo ra những chuyển biến tích cực, nông dân thực sự làm chủ phần ruộng đất được giao của mình, phấn khởi tìm tòi, áp dụng các tiến bộ KHKT, đẩy mạnh sản xuất nông sản hàng hoá. Nền kinh tế nhiều thành phần nhanh chóng phát triển.

Là một chuyên ngành phục vụ tích cực cho sự đổi mới, nhằm phát triển cho sản xuất, ổn định đời sống trong tình hình có nhiều biến động phức tạp nên về tổ chức bộ máy và nội dung hoạt động cũng có những thay đổi thích ứng.

Sau khi đổi tên từ Ban KHKT tỉnh thành UBKH&KT, UBKH&KT tỉnh tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành tại Quyết định số 237/QĐ-UB ngày 23/4/1985. Song phải một thời gian sau mới hình thành tổ công tác quản lý khoa học xã hội gồm 3 người.

Đặc biệt, do công tác quản lý nhà nước và quả lý kỹ thuật trong tình hình phát triển kinh tế hàng hoá đòi hỏi, nên ngày 23/9/1986 Tỉnh có Quyết định số 655/NQ-UB về việc thành lập Chi cục TCĐLCL thuộc UBKH&KT tỉnh. Lãnh đạo Chi cục do ông Thân Văn Pha - Phó Chủ nhiệm UBKH&KT trực tiếp làm Chi cục trưởng. Tổ chức của Chi cục gồm: Phòng hành chính tổ chức, Phòng quản lý Đo lường, Phòng quản lý Tiêu chuẩn và Chất lượng.

Để tăng cường công tác tư vấn về KH&KT, UBND tỉnh có Quyết định số 241/QĐ-UB ngày 10/6/1985 thành lập Hội đồng KH&KT tỉnh do ông Nguyễn Ninh - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh là Chủ tịch Hội đồng và 18 uỷ viên hội đồng. Cơ quan thường trực của Hội đồng đặt tại UBKH&KT tỉnh.

Vào đầu năm 1988, do nhu cầu tập trung quản lý và phát triển KH&KT trong nền kinh tế hàng hoá và do tiềm lực có hạn, UBND tỉnh có Quyết định đổi tên UBKH&KT tỉnh thành Ban KH&KT Hà Bắc. Đồng thời, nhằm phát triển, mở rộng hệ thống quản lý nhà nước về KH&KT trong tỉnh đến cấp huyện thị, ngày 02/8/1988 UBND tỉnh có Quyết định số 549/UB về việc thành lập Trạm KHKT Hiệp Hoà (nay là Trung tâm KH-CN&MT Hiệp Hoà), là đơn vị hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, chịu sự quản lý về mọi mặt của UBND huyện Hiệp Hoà, đồng thời chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ, chuyên môn của Ban KH&KT tỉnh. Và ngày 18/7/1989 UBND tỉnh có Quyết định số 515/UB về việc thành lập Trung tâm ứng dụng và Dịch vụ KHKT thuộc Ban KH&KT tỉnh, phân công ông Tâm Thái, Phó Ban K,LH&KT tỉnh trực tiếp làm Giám đốc Trung tâm.

2- Những kết quả hoạt động  chính

Về áp dụng TBKH:

Trong sản xuất nông - lâm nghiệp, đã áp dụng nhiều TBKT về các loại giống cây, giống con. Tiến hành tuyển chọn và bổ sung một số bộ giống lúa, ngô, đậu đỗ, các loại rau vụ đông, giống lợn, giống cá; đồng thời đã bố trí cơ cấu cây trồng, chỉ đạo thời vụ, thực hiện kỹ thuật thâm canh theo vùng sinh thái, làm tốt công tác bảo vệ thực vật, thú y, và cung ứng vật tư kỹ thuật.

Ngành thuỷ lợi , đã cải tiến công tác điều hành tưới tiêu, xây dựng một số trạm bơm, áp dụng thành công việc dùng phụ gia trong đúc bê tông đông kết nhanh, tiết kiệm 10% xi măng, đưa nhanh tốc độ thi công các công trình; ứng dụng lò gang rót thẳng, tận dụng gang phế liệu đúc quay tay, tiết kiệm 40-50% nguyên liệu, giảm giá thành sản phẩm.

Ngành giao thông vận tải, đã áp,dụng một số tiến bộ kỹ thuật như đóng mới vỏ xe ca 26 - 46 chỗ ngồi, phà trọng tải 30 tấn, xà lan lưới thép 50 tấn, làm mặt đường cấp phối lvanốp để thi công các tuyến đường trong tỉnh.

Ngành xây dựng, đã áp dụng các TBKT sản xuất cột điện mặt bích H16, cải tiến lò sấy đất sét trong sản xuất xi măng, tiết kiệm mỗi năm 70 tấn than, chế tạo máy ép gạch hoa trang trí...

Ngành y tế, đã cố gắng đưa các TBKT vào bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, rõ nhất là trong vệ sinh phòng bệnh, sinh đẻ kế hoạch, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, kết hợp đông tây y.

Tăng cường công tác quản lý và xây dựng tiềm lực KHKT:

Bước đầu đổi mới về cơ chế quản lý KHKT. Các chương trình, đề tài KHKT trong tỉnh hay liên kết với tỉnh ngoài đều phải thông qua các hợp đồng, phải được đánh giá về trình độ công nghệ và hiệu quả kinh tế.

Công tác sở hữu công nghiệp, bao gồm cả sáng kiến, sáng chế, hợp lý hoá sản xuất, có nhiều sáng kiến có giá trị được công nhận và được khen thưởng như chế tạo máy ép trục vít HT-02, cải tiến lò sấy đất sét trong sản xuất xi măng, sáng kiến sản xuất bơm trục xiên...

Công tác Thông tin KNKT Được tăng cường. Ngoài xuất bản và phát hành các tạp chí thông tin quý còn phối hợp với các các cơ quan như Nông nghiệp , Xây dựng, Văn hoá - thông tin, Y tế , ra các tạp san chuyên đề, cùng Ban Tuyên giáo và Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ tổ chức hội thảo và xuất bản Tập nghiên cứu khoa học về đời hoạt động của đồng chí Nguyễn Văn Cừ. Xuất bản tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, và cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo; phối hợp với Báo Hà Bắc, Đài phát thanh Hà Bắc, hàng tháng có trang chuyên đề về KHKT, hàng tuần có buổi phát thanh Khoa học và Đời sống. Tổ chức nhiều cuộc Hội thảo chuyên đề, chiếu phim băng hình KHKT đến ngành, xí nghiệp và một số huyện. Bước đầu dùng băng từ phục vụ thông tin khoa học, thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên KHKT.

Công tác quản lý TCĐLC: Đã áp dung hàng trăm tiêu chuẩn các loại trong sản xuất CN - TTCN, xây dựng, giao thông vận tải. Hàng trăm sản phẩm đã đăng ký chất lượng và xây dựng được nhiều tiêu chuẩn đa phương (TCV). Công tác thanh tra định kỳ chất lượng sản phẩm,được đến hành thường xuyên.

- Hầu hết các dụng cụ đo lường của các ngành thương nghiệp, lương thực, ngoại thương, vật tư nông nghiệp cũng được kiểm tra thường xuyên. Trong hoạt động, Chi cục TCĐLCL đã phát hiện, xử lý các vụ buôn bán phân Kali trắng giả ở một số đơn vị thương nghiệp quốc doanh huyện Hiệp Hoà, Tân Yên và Yên Dũng. Thanh tra và xử lý vụ cấp giống kém chất lượng cho trại giống lúa Phi Mô Lạng Giang gây thiệt hại cho Nhà nước và nhân dân.

Công tác hợp tác KNKT được mở rộng, đem lại nhiều hiệu quả tốt như phối hợp với Viện Địa chất và Khoáng sản thăm dò chất lượng đá xẻ, hợp tác với Viện Khoa học Nông nghiệp thực hiện chương trình đồng trũng, với Viện Công nghiệp thực phẩm sản xuất nước ngọt có ga, phối hợp với Viện Hoá công nghiệp đưa chế phẩm tăng sản ngô, cây họ đậu, thuốc đậu quả; với Viện Khoa học Nông nghiệp giúp chế biến tinh bột sắn; phối hợp với một số tỉnh bạn đưa quy trình chế biến mầu vào bữa ăn...

Đặc bệt, trong những năm 1989-1991 hoạt động KH&KT đã góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội do Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ VII đề ra như: ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật đã tập trung vào việc thực hiện 4 chương trình kinh tế-xã hội lớn (chương trình lương thực- thực phẩm, chương trình hàng tiêu dùng và xuất khẩu, chương trình điều tra cơ bản phục vụ xây dựng chiến lược kinh tế, khai khác tài nguyên và chương trình dân số trên địa bàn tỉnh). Rất nhiều đề tài khoa học trong các chương trình trên được triển khai có kết quả như thâm canh tăng năng suất lúa, thâm canh ngô vụ đông giống hạt đỏ dùng cho chăn nuôi và xuất khẩu, đề tài nâng cao chất lượng lạc xuất khẩu, kỹ thuật nuôi lợn xuất khẩu đề tài chế biến màu, đề tài sản xuất nước ngọt có ga, sản xuất gốm dân dụng và xây dựng, sản xuất hàng da, động cơ điện, quạt bàn sải cánh 400mm, đề tài nâng cao chất lượng phân lân nung chảy, kỹ thuật trồng và chưng cất tinh dầu dược liệu, sản xuất đũa tre xuất khẩu...Đối với chương trình điều tra cơ bản, một số đề tải thu kết quả tốt như: điều tra nguồn nước, trữ lượng nước ngầm ở thị xã Bắc Giang, điều tra đánh giá trữ lượng rừng, các loại gỗ quý; phối hợp với chương trình vệ tinh viễn thám của Pháp, điều tra bổ sung một số loại khoáng sản phục vụ sản xuất công nghiệp và nước khoáng...

Về công tác tham mưu, Ban KH&KT tỉnh đã giúp UBND tỉnh dự thảo Chính sách khuyến khích các hoạt động KHKT tỉnh. Và ngày 31/8/1989 UBND tỉnh đã có Quyết định 660/QĐ-UB ban hành "Quy định tạm thời về một số biện pháp khuyến khích phát triển hoạt động KHKT tỉnh Hà Bắc''. Ngoài ra, Ban KH&KT tỉnh đảm nhiệm đề tài ''Điều tra cán bộ khoa học và công nhân kỹ thuật giúp cho công tác nghiên cứu khai thác sử dụng tiềm lực về con người.

B- Giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế từ 1993 đến nay

Đất nước tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế phát triển, đầu tư nước ngoài tăng mạnh, đi theo đó là việc nhập và chuyển giao công nghệ, vấn đề bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề cấp thiết, có tính toàn cầu và quy mô quốc gia. Việc quản lý nhà nước về công nghệ và môi trường đã trở lên cấp bách đòi hỏi phải có cơ quan quản lý nhà nước có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để đảm nhiệm trọng trách này. Vì vậy, ngày 30/9/1992, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa IX đã ban hành Nghị quyết thành lập Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) và ngày 25/3/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 22 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ KHCN&MT.

Việc thành lập Bộ KHCN&MT trong giai đoạn này khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) của đất nước, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về KHCN&MT.

Trong tình hình chung của cả nước, Bắc Giang cũng phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng do rừng bị chặt phá, đất đai nông nghiệp bị ô nhiễm nặng vì dùng nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu, gây tình trạng ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí... 

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường, nội dung quản lý hoạt động khoa học kỹ thuật cần phải thay đổi đối tượng, phạm vi cũng như nội dung quản lý cần mở rộng, buộc phải đổi mới phương thức và bộ máy quản lý, trong đó việc quản lý nhà nước về công nghệ và môi trường trở nên bức bách.

Trên cơ sở Thông tư Liên bộ số 1450/TT-LB ra ngày 01/9/1993 giữa Bộ KHCN&MT và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan quản lý khoa học, công nghệ và môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngày 05/5/1994, UBND tỉnh Hà Bắc ra Quyết định số 62/QĐ-UB thành lập Sở KHCN&MT tỉnh Hà Bắc trên cơ sở Ban Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, là cơ quan thuộc UBND tỉnh, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về KHCN&MT trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ KHCN&MT.

Về tổ chức bộ máy: Sở KHCN&MT do Giám đốc Sở điều hành. Các đơn vị nghiệp vụ gồm: Phòng Tổ chức - Hành chính - Tổng hợp; Phòng Quản lý KHCN&MT (sau tách thành 2 phòng: Phòng Quản lý KH&CN, Phòng Quản lý Môi trường); Phòng Thông tin, Tư liệu và Sở hữu Công nghiệp; Thanh tra Sở; Chi cục TCĐLCL. Riêng Chi cục TCĐLCL chia làm các phòng: Phòng Quản lý Đo lường; Quản lý Chất lượng và Hành chính - Tổng hợp. Tháng 11/1997, Trung tâm Tư vấn Dịch vụ KHCN&MT thuộc Sở được thành lập và bắt đầu hoạt động. Đối với cấp huyện, ngoài Trung tâm KHCN&MT Hiệp Hòa, năm 1996, đã ra đời Trung tâm KHCN&MT Tân Yên và ở các huyện, thị còn lại trong tỉnh đã bố trí được cán bộ chuyên trách theo dõi về công tác KHCN&MT.

Biên chế của Sở do UBND tỉnh quyết định giao chỉ tiêu hàng năm. Trong năm 1994 là 35 người ( Văn phòng Sở 22 người, Chi cục TCĐLCL 13 người). Ông Lê Văn Tưởng, nguyên Phó Giám đốc Sở (từ 1992) được phân công phụ trách Sở từ tháng 10/1994.

Đầu năm 1995, UBND tỉnh tiếp nhận và bổ nhiệm PGS.TS. Thân Ngọc Hoàn, nguyên Trưởng khoa Điện - Điện tử trên tàu, Trường Đại học Hàng hải làm Giám đốc Sở. Sau gần 50 ngày, ông Hoàn trở lại Trường Đại học Hàng hải và UBND tỉnh đã bổ nhiệm ông Lê Văn Tưởng làm Giám đốc Sở; các ông Hà Văn Quê, nguyên Chủ tịch HĐND huyện Hiệp Hòa làm Phó Giám đốc Sở (cuối năm 1995); ông Hà Trọng Công, nguyên là Giám đốc Công ty Ngoại thương làm Phó Giám đốc Sở (đầu năm 1996).

Ngày 1/1/1997, sau khi tái lập thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, UBND tỉnh điều động ông Lê Văn Tưởng và bổ nhiệm làm Chánh Văn phòng UBND tỉnh, ông Hà Trọng Công, Phó Giám đốc Sở được phân công phụ trách Sở.

Tháng 11/1997, ông Nguyễn Văn Liễu, nguyên Trưởng Bộ môn Cây đậu đỗ, kiêm Trạm trưởng Trạm Nghiên cứu đậu đỗ Hà Bắc, Viện Khoa học Kỹ thuật Việt Nam được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở; ông Hà Trọng Công làm Phó Giám đốc Thường trực, ông Hà Văn Quê làm Phó Giám đốc, kiêm Chi cục trưởng Chi cục TCĐLCL.

 Sau hành trình gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đến giai đoạn từ năm 2003 - 2008, cùng với các tỉnh, thành khác trong cả nước, Bắc Giang đứng trước những cơ hội thuận lợi để hội nhập kinh tế, quốc tế và phát triển, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị hành trang để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Trong một sân chơi rộng lớn, những kiến thức về đổi mới công nghệ, sở hữu trí tuệ và xúc tiến việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cho các sản phẩm và dịch vụ là một trong những điều kiện cơ bản nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế của doanh nghiệp và hạn chế những tranh chấp trong quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu.

Nền kinh tế nước ta cũng như các nước trong khu vực bắt đầu đi vào phát triển ổn định sau giai đoạn khủng hoảng tài chính (1997), vai trò của KH&CN ngày càng giữ vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước sau khi Luật KH&CN được Quốc hội thông qua, cùng với tinh thần Nghị quyết TW 2, khóa VIII, do vậy, kinh phí đầu tư cho KH&CN cả nước nói chung cũng như Bắc Giang nói riêng đã được tăng lên đáng kể.

Về công tác tổ chức: Giai đoạn này, có sự đổi tên cơ quan quản lý KH&CN từ Trung ương đến địa phương, Bộ KHCN&MT đổi thành Bộ KH&CN; ngày 10/11/2003, UBND tỉnh Bắc Giang ra Quyết định số 86/QĐ-UB đổi tên Sở KHCN&MT thành Sở KH&CN (căn cứ Quyết định số 45/2003/QĐ-TTg ngày 02/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên Sở KHCN&MT thành Sở KH&CN thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) trên cơ sở điều chỉnh một số chức năng, nhiệm vụ của Sở.

Phòng Quản lý Môi trường được chuyển sang Sở Tài nguyên và Môi trường; Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ được tách ra thành 2 phòng: Quản lý Khoa học và Quản lý Công nghệ và Sở hữu Trí tuệ; Phòng Hành chính - Tổng hợp được đổi thành Văn phòng Sở.

Năm 2003, một trong những bước tiến đáng ghi nhận của Sở KH&CN Bắc Giang là việc phát triển và hoàn thiện tổ chức bộ máy với sự ra đời một số đơn vị mới với chức năng, nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu giai đoạn phát triển mới của đất nước nói chung và tỉnh nhà nói riêng. Ngày 18/11/2003, Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN được thành lập theo Quyết định số 92/QĐ-UBND, trung tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở KH&CN, thực hiện chức năng thông tin, thống kê KH&CN phục vụ công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh. Cũng trong giai đoạn này, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN cũng được thành lập theo Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 18/11/2003, trung tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở KH&CN, thực hiện chức năng nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống.

Đến ngày 29/8/2008, UBND tỉnh ra Quyết định số 96/2008/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở KH&CN Bắc Giang như sau: Sở KH&CN là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về KH&CN trong các lĩnh vực sau: Hoạt động KH&CN; phát triển tiềm lực KH&CN; TCĐLCL; sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ hạt nhân; các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc Sở quản lý trên địa bàn tỉnh Bắc Giang theo quy định của pháp luật.

                  Về biên chế giai đoạn này: Tháng 1/2003, ông Lương Văn Thành, chuyên viên, Thư ký Chủ tịch UBND tỉnh được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở.

                Tháng 6/2005, ông Nguyễn Văn Xuất, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở; tháng 11/2005, ông Hà Văn Quê được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở.

                Hoạt động KH&CN ở các huyện, thành phố giai đoạn này được giao cho Phòng Kinh tế hoặc Phòng Nông nghiệp và PTNT (tùy từng huyện) và có cán bộ chuyên trách theo dõi hoạt động KH&CN tại địa phương.

   Từ năm 2008 đến nay, KH&CN Bắc Giang đã có nhiều khởi sắc, đóng góp tích cực vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tiềm lực khoa học và công nghệ của tỉnh đã tăng lên đáng kể. Đổi mới trong tư duy và hành động; môi trường pháp lý cho hoạt động KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế dần hoàn thiện về cơ bản; đã tham mưu xây dựng chương trình hành động của tỉnh nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII về “Định hướng chiến lược phát triển KH&CN trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhiệm vụ đến năm 2020”; thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN, hướng KH&CN vào phục vụ doanh nghiệp với tư duy coi doanh nghiệp là chủ thể trung tâm của KH&CN.

Để tập trung hơn cho các nhiệm vụ quản lý nhà nước về KH&CN trong phạm vi toàn tỉnh, khẳng định vị thế và vai trò của Sở trong quản lý nhà nước và thúc đẩy các hoạt động KH&CN của tỉnh, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế và hội nhập đất nước, ngày 12/5/2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 194/2015/QĐ-UBND tiếp tục khẳng định và nêu rõ vị trí, chức năng của Sở KH&CN “là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về KH&CN, bao gồm: Hoạt động KH&CN; phát triển tiềm lực KH&CN; TCĐLCL; sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở theo quy định của pháp luật.

Sở Khoa học và Công nghệ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ KH&CN.

Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Sở KH&CN là:

1. Trình UBND tỉnh:

1.1. Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm về KH&CN; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước và phân cấp quản lý trong lĩnh vực KH&CN trên địa bàn;

1.2. Các cơ chế, chính sách, biện pháp thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường công nghệ, phát triển tiềm lực và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào đời sống và sản xuất;

1.3. Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở; quyết định việc thành lập và quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển KH&CN của tỉnh theo quy định của pháp luật;

1.4. Dự thảo văn bản quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với trưởng, phó các phòng, đơn vị trực thuộc Sở; quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý về lĩnh vực KH&CN của Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện.

2. Trình Chủ tịch UBND tỉnh:

2.1. Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp của UBND tỉnh. Thành lập các Hội đồng tư vấn KH&CN theo quy định tại Luật KH&CN, hướng dẫn của Bộ KH&CN;

2.2. Dự thảo quyết định về chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước trong phạm vi quản lý cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

2.3. Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND tỉnh về lĩnh vực KH&CN;

2.4. Dự thảo các văn bản quy định về quan hệ, phối hợp công tác giữa Sở KH&CN với các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND cấp huyện.

3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, cơ chế, chính sách về khoa học và công nghệ sau khi được ban hành, phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, theo dõi thi hành pháp luật về KH&CN của địa phương; hướng dẫn các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, tổ chức KH&CN của địa phương về quản lý KH&CN.

4. Quản lý, tổ chức giám định, đăng ký, cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy đăng ký, văn bằng, chứng chỉ trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của UBND tỉnh..

5. Lập kế hoạch và dự toán chi đầu tư phát triển, chi sự nghiệp KH&CN từ ngân sách nhà nước hàng năm dành cho lĩnh vực KH&CN của tỉnh trên cơ sở tổng hợp dự toán của các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các cơ quan liên quan. Theo dõi, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước cho lĩnh vực KH&CN của tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật KH&CN.

6. Về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:

6.1. Tổ chức việc xác định, đặt hàng, tuyển chọn, tuyển chọn, giao trực tiếp, đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN; tổ chức giao quyền sở hữu và quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước cho tổ chức, cá nhân;

6.2. Theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện và sau nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;

6.3. Tiếp nhận, tổ chức ứng dụng, đánh giá hiệu quả ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN do UBND đề xuất đặt hàng hoặc đặt hàng sau khi được đánh giá, nghiệm thu;          

6.4. Tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước của tổ chức, cá nhân trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

6.5. Phối hợp với các Sở, ban, ngành của địa phương và các cơ quan liên quan đề xuất danh mục các nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước cấp quốc gia có tính liên ngành, liên vùng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

6.6. Thành lập các Hội đồng tư vấn KH&CN theo quy định Luật KH&CN và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh.

7. Về phát triển thị trường KH&CN, doanh nghiệp KH&CN, tổ chức KH&CN, tiềm lực KH&CN:

7.1. Tổ chức khảo sát, điều tra đánh giá trình độ công nghệ và phát triển thị trường KH&CN; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động các trung tâm giao dịch công nghệ, sàn giao dịch công nghệ, các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN, doanh nghiệp KH&CN tại địa phương;

7.2. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN; xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp hỗ trợ đổi mới công nghệ;

7.3. Tổ chức thực hiện việc đăng ký và kiểm tra hoạt động của các tổ chức KH&CN, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức KH&CN; hướng dẫn việc thành lập và chứng nhận doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

7.4. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập; việc thành lập và phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh;

7.5. Hướng dẫn, quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Chuyển giao công nghệ, đánh giá, định giá, giám định công nghệ, môi giới và tư vấn chuyển giao công nghệ, các dịch vụ chuyển giao công nghệ khác theo quy định; thẩm định cơ sở khoa học và thẩm định công nghệ các dự án đầu tư, các quy hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình, đề án khác của tỉnh theo thẩm quyền;

7.6. Đề xuất các dự án đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN của tỉnh và tổ chức thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

7.7. Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN của tỉnh.

8. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ; khai thác, công bố, tuyên truyền kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và các hoạt động KH&CN khác; phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước tại địa phương.

9. Về sở hữu trí tuệ:

9.1. Tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển hoạt động sở hữu công nghiệp; hướng dẫn nghiệp vụ sở hữu công nghiệp đối với các tổ chức và cá nhân tại địa phương; quản lý chỉ dẫn địa lý, địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương;

9.2. Hướng dẫn hỗ trợ tổ chức, cá nhân tiến hành các thủ tục về sở hữu công nghiệp; chủ trì, phối hợp với các cơ quan bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp;

9.3. Chủ trì, triển khai các biện pháp để phổ biến, khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng chế, sáng kiến, sáng tạo tại địa phương; tổ chức xét, công nhận các sáng kiến do Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật theo quy định của pháp luật;

9.4. Giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đối với các lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật và phân cấp hoặc ủy quyền của UBND tỉnh.

10. Về TCĐLCL:

10.1. Tổ chức việc xây dựng và tham gia xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương;

10.2. Tổ chức phổ biến áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trên địa bàn;

10.3. Tổ chức, quản lý, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện việc công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình và môi trường theo phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

10.4. Tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương; tiếp nhận bản công bố hợp quy trong lĩnh vực được phân công;

10.5. Thực hiện nhiệm vụ thông báo và hỏi đáp về TCĐLCL và hàng rào kỹ thuật trong thương mại trên địa bàn;

10.6. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa;

10.7. Tổ chức mạng lưới kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm về đo lường đáp ứng yêu cầu của địa phương; tổ chức thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm về đo lường trong các lĩnh vực và phạm vi được công nhận hoặc được chỉ định;

10.8. Tiếp nhận bản công bố sử dụng dấu định lượng; chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn theo quy định của pháp luật;

10.9. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra về đo lường đối với chuẩn đo lường, phương tiện đo, phép đo, hàng đóng gói sẵn, hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm về đo lường theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các biện pháp để người có quyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo, phương pháp đo, phương tiện đo, chuẩn đo lường, chất lượng hàng hóa;

10.10. Tổ chức thực hiện việc thử nghiệm phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của tổ chức, cá nhân về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn;

10.11. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra về nhãn hàng hóa, chất lượng sản phẩm hàng hóa trong sản xuất, hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa lưu thông trên địa bàn và nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

10.12. Tổ chức thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật.

11. Về ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ, an toàn bức xạ và hạt nhân

11.1 Về ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ, an toàn bức xạ và hạt nhân:

- Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án và các biện pháp để thúc đẩy ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành kinh tế - kỹ thuật trên địa bàn;

- Quản lý các hoạt động quan trắc phóng xạ môi trường trên địa bàn;

- Tổ chức thực hiện các dịch vụ kỹ thuật liên quan đến ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ.

11.2. Về an toàn bức xạ và hạt nhân:

 - Tổ chức thực hiện việc đăng ký về an toàn bức xạ và hạt nhân theo quy định của pháp luật hoặc phân công, phân cấp, ủy quyền của UBND tỉnh;

 - Quản lý việc khai báo, thống kê các nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, chất thải phóng xạ trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

 - Tổ chức thực hiện việc kiểm soát và xử lý sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân trên địa bàn;

 - Xây dựng và tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát an toàn bức xạ và hạt nhân tại địa phương.

12. Về thông tin, thống kê KH&CN:

12.1. Tổ chức hướng dẫn và triển khai thực hiện việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ KH&CN tại địa phương;

12.2. Xây dựng và phát triển hạ tầng thông tin KH&CN; tham gia xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN, các cơ sở dữ liệu về KH&CN của địa phương;

12.3. Tổ chức và thực hiện xử lý, phân tích - tổng hợp và cung cấp thông tin khoa KH&CN phục vụ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương;

12.4. Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở về KH&CN tại địa phương; chủ trì triển khai chế độ báo cáo thống kê tổng hợp về KH&CN;

12.5. Triển khai các cuộc điều tra thống kê về KH&CN tại địa phương;

12.6. Quản lý, xây dựng và phát triển các nguồn tin KH&CN của tỉnh; tham gia Liên hiệp Thư viện Việt Nam về các nguồn thông tin KH&CN;

12.7. Tổ chức các chợ công nghệ - thiết bị, các trung tâm, sàn giao dịch thông tin công nghệ trực tiếp và trên mạng internet, triển lãm, hội trợ KH&CN; phổ biến, xuất bản ấn phẩm và cung cấp thông tin KH&CN;

12.8. Tổ chức hoạt động dịch vụ trung lĩnh vực thông tin, thư viện, thống kê, cơ sở dữ liệu về KH&CN; in ấn, số hóa; tổ chức các sự kiện KH&CN.

13. Về dịch vụ công:

13.1. Hướng dẫn các tổ chức sự nghiệp thực hiện dịch vụ công trong lĩnh vực KH&CN trên địa bàn;

13.2. Tổ chức thực hiện các quy trình, thủ tục, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với các hoạt động cung ứng dịch vụ công thuộc lĩnh vực KH&CN;

13.3. Hướng dẫn, tạo điều kiện hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện dịch vụ công về KH&CN theo quy định của pháp luật. 

14. Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động KH&CN đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân hoạt động trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

15. Thực hiện hợp tác quốc tế về KH&CN theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.

16. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực KH&CN theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh; tổ chức thực hiện việc tiếp công dân và thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực KH&CN theo quy định của pháp luật.

17. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc Sở theo hướng dẫn của Bộ KH&CN và theo quy định của UBND tỉnh.

18. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của UBND tỉnh; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ đối với công chức chuyên trách quản lý KH&CN thuộc phòng Kinh tế hoặc Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện.

19. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực KH&CN thuộc thẩm quyền của địa phương theo quy định của pháp luật.

20. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh.

21. Tổng hợp thông tin, báo cáo định kỳ sáu tháng, hàng năm hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND tỉnh và Bộ KH&CN.

22. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Về công tác tổ chức bộ máy: Giai đoạn từ 2006 - 2011, đã tiến hành bổ nhiệm một số chức danh lãnh đạo phòng và thành lập mới Phòng Thông báo và Hỏi đáp Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) thuộc Chi cục TCĐLCL; thành lập thêm 3 phòng: Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Quản lý KH&CN cơ sở, Phòng Quản lý Chuyên ngành.

Giai đoạn này, bộ máy của Sở gồm Giám đốc và 03 phó giám đốc, 7 phòng và 03 đơn vị trực thuộc. Tổng số cán bộ chức, viên chức và người lao động là 86 người, trong đó có 65 biên chế và 21 lao động hợp đồng (9 thạc sĩ, 47 đại học, cao đẳng, còn lại là trung cấp và công nhân kỹ thuật). Năm 2010, Sở tổ chức tuyển chọn lãnh đạo cho 2 đơn vị sự nghiệp của Sở: Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN và Phó Giám đốc Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN. Các tổ chức chính trị và chính trị xã hội gồm: Chị bộ Đảng; Công đoàn; Chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội cựu chiến binh và Trung đội dân quân tự vệ.

Hiện nay, tổ chức bộ máy của Sở KH&CN gồm: Giám đốc, 02 Phó Giám đốc, 07 phòng và 03 đơn vị trực thuộc, gồm: Văn phòng Sở, Phòng Quản lý Công nghệ, Phòng Quản lý Khoa học, Phòng Quản lý Chuyên ngành, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Quản lý KH&CN cơ sở, Thanh tra Sở, Chi cục TCĐLCL, Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN (nay đổi tên là Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN theo Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 19/01/2016 của UBND tỉnh Bắc Giang), Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN.

Công tác quản lý nhà nước về KH&CN cơ sở giai đoạn này cũng được quan tâm, đẩy mạnh. Đến nay, tỉnh Bắc Giang hiện có 2 huyện giao Phòng Kinh tế Hạ tầng, 7 huyện giao Phòng Nông nghiệp và PTNT, riêng thành phố Bắc Giang giao Phòng Kinh tế giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về KH&CN.

Về nguồn nhân lực hiện tại: Tổng số công chức, viên chức, người lao động gồm 94 người. Trong đó, 71 cán bộ trong biên chế, 09 lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP và 14 lao động hợp đồng. Về trình độ chuyên môn, có 01 tiến sĩ, 25 thạc sĩ, 59 đại học, 03 cao đẳng, còn lại có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật. Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp, cử nhân có 15 đồng chí; trung cấp có 19 đồng chí và sơ cấp có 60 đồng chí.

Về cơ sở vật chất: Được sự quan tâm của Bộ KH&CN, UBND tỉnh từ đầu năm 2011, Sở KH&CN đã khởi công xây dựng trụ sở và khu trình diễn của 2 đơn vị sự nghiệp thuộc Sở: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2012; Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 5/2013. Bên cạnh đó, Sở KH&CN đã đầu tư các trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cho Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL (trực thuộc Chi cục TCĐLCL) gồm: Bộ máy cất đạm bán tự động, máy quang kế ngọn lửa, hệ thống kiểm định taximet…

Có thể nói, chưa có thời kỳ nào có sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước từ Trung tương tới tỉnh như thời kỳ này. Hội nghị BCH TW khóa VIII đã dành một Nghị quyết riêng (Nghị quyết Trung ương 2) về KH&CN; Giáo dục & Đào tạo, Quốc hội cũng đã thông qua Luật KH&CN. Hoạt động KH&CN giai đoạn này đã có những bước tiến quan trọng về mọi mặt, đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính phủ đánh giá cao các nỗ lực cải cách, đổi mới trong hệ thống quản lý KH&CN hòa nhịp với sự đổi mới chung về kinh tế - xã hội. Đặc biệt trong 10 năm trở lại đây, với những tiến bộ trong quản lý nhà nước bằng công cụ pháp luật, đổi mới phương thức tổ chức, thực hiện nhiệm vụ KH&CN, phát huy tính tự chủ, phát triển doanh nghiệp khoa học và thị trường công nghệ, hình thành hành lang pháp lý thuận lợi và đồng bộ cho hoạt động KH&CN. Với Bắc Giang, KH&CN đã bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đất nước, vai trò của KH&CN được thể hiện ngày càng rõ nét trong đời sống người dân. KH&CN thực sự là cứu cánh cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng, cũng như nền kinh tế tỉnh Bắc Giang nói chung./.

 Dựa theo cuốn 55 năm xây dựng và phát triển của

Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang (19/10/1961 - 19/10/2016)

 

Tin tiêu điểm Tin tiêu điểm

LỊCH CÔNG TÁC CỦA LÃNH ĐẠO SỞ KH&CN NĂM 2024 (Tuần từ 15/4 đến 21/4/2024) 1 Đ/c: Nguyễn Thanh...
Trong 2 ngày (11/4 và 16/4), Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCĐLCL) cho hơn 400 đại biểu đại diện phòng chuyên...
Ngày 28/03/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 02/2024/TT-BKHCN quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
Ngày 25/3/2024, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định 455/QĐ-BKHCN phê duyệt Đề án chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
LỊCH CÔNG TÁC CỦA LÃNH ĐẠO SỞ KH&CN NĂM 2024 (Tuần từ 8/4 đến14/4/2024) 1 Đ/c: Nguyễn Thanh...
Sáng 5/4, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Tân Yên, Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện khoa học công nghệ sự sống tổ chức Hội nghị thông...

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 10,673
Tổng số trong ngày: 1,327
Tổng số trong tuần: 19,747
Tổng số trong tháng: 66,667
Tổng số trong năm: 582,869
Tổng số truy cập: 12,523,710