Tên đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đối với công tác dự bị động viên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2020”

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết

a) Tên đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đối với công tác dự bị động viên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2020”

b) Cơ quan chủ trì: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Giang

c) Chủ nhiệm đề tài: Thượng tá Thân Văn Thám

d) Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá thực trạng công tác xây dựng lực lượng DBĐV trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2014.

- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng lực lượng DBĐV trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015-2020.

đ) Kết quả thực hiện đề tài

1. Làm rõ cơ sở lý luận và quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng chính quyền cách mạng.

2. Thực trạng công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 – 2014.

Xây dựng lực lượng DBĐV là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước kia cũng như ngày nay, công tác xây dựng lực lượng DBĐV chính là một tất yếu khách quan. Đảng ta đã xác định xây dựng lực lượng DBĐV là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác quân sự, quốc phòng của đảng và nhà nước được tiến hành ở tất cả các địa phương. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước, chúng ta vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong giai đoạn hiện nay đã và đang đặt ra những yêu cầu mới tác động trực tiếp đến công tác xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân nói chung và lực lượng DBĐV nói riêng. Thực trạng công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên hiện nay có một bộ phận không nhỏ quân nhân dự bị đi làm ăn xa ở các tỉnh, dẫn đến việc đăng ký, quản lý, sắp xếp vào các đơn vị dự bị động viên có nhiều xáo trộn, việc huy động gặp nhiều khó khăn. Chỉ tiêu động viên cấp trên giao số lượng lớn, trong đó các đơn vị chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao; có đơn vị, địa phương chưa gắn chặt công tác tuyển quân với công tác tạo nguồn lực lượng dự bị động viên (qua tổng điều tra khảo sát năm 2015, khả năng huy động lực lượng DBĐV trong toàn tỉnh chỉ đạt trung bình 60-65%). Điều kiện doanh trại, thao trường, bãi tập, bảo đảm cho quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với cấp huyện; cơ sở vật chất còn thiếu và không đồng bộ. Đặc biệt là nguồn kinh phí bảo đảm cho mua sắm vật chất, vũ khí trang bị, chi trả hỗ trợ cho lực lượng DBĐV khi huy động huấn luyện, diễn tập rất lớn (trong khi nguồn ngân sách địa phương có hạn) cũng tác động gây khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng khi huy động huấn luyện lực lượng DBĐV thời gian dài. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật (Luật nghĩa vụ quân sự, Pháp lệnh về lực lượng DBĐV) của các cấp, các ngành các địa phương còn ít, chưa được quan tâm đúng mức, cùng với nhận thức về nghĩa vụ, trách nhiệm của một bộ phận nhân dân trong trong công tác xây dựng lực lượng DBĐV còn hạn chế.

 Kết quả điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên đối tượng là cán bộ giữ chức vụ chỉ huy các đơn vị DBĐV: Đánh giá kết quả công tác giáo dục, quản lý quân nhân dự bị chất lượng tốt mới đạt 52%; Công tác bảo đảm hậu cần, tài chính cho đơn vị dự bị động viên chất lượng tốt đạt 68%; Công tác bảo đảm kỹ thuật cho đơn vị dự bị động viên tốt chỉ đạt 45%; Khả năng huy động về lực lượng, phương tiện kỹ thuật của đơn vị dự bị động viên hiện nay chất lượng tốt cũng chỉ đạt 40% ; Khá hơn có công tác đăng ký, quản lý quân nhân dự bị, chất lượng tốt đạt 72%.

Đối tượng quân nhân dự bị: Việc đăng ký, quản lý QNDB và đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật chất lượng tốt đạt 55,3%,; Công tác tổ chức, biên chế đơn vị dự bị động viên tốt đạt 43,5%; Quản lý, huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên chất lượng tốt mới đạt 46,7%;  Bảo đảm hậu cần, trang bị kỹ thuật và tài chính tốt đạt 46,5%; Chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để sẵn sàng huy động lực lượng DBĐV tốt mới bảo đảm 47,8%;

3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên giai đoạn 2015 – 2020. 

3.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên

Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng lực l­ượng DBĐV nên xây dựng lực l­ượng DBĐV phải đặt d­ưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng. Đây là nguyên tắc cơ bản nhằm bảo đảm cho lực lượng DBĐV luôn có nội dung, ph­ương hư­ớng, mục tiêu xây dựng và hoạt động đúng đắn, nhằm bảo đảm sức mạnh của quân đội đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác xây dựng lực lượng DBĐV; đồng thời, phát huy tính tích cực, chủ động và vai trò nòng cốt của cơ quan quân sự các cấp trong tham mưu, tổ chức thực hiện.

Các địa phương, đơn vị cần thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi người dân, mọi cấp và từng quân nhân dự bị nắm chắc được những nội dung cơ bản của Pháp lệnh về lực lượng DBĐV; Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam; Luật nghĩa vụ quân sự, để từ đó nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ quan trọng này. Đối với các đơn vị nhận nguồn cần chủ động phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, trực tiếp là cơ quan quân sự địa phương thực hiện tốt việc tạo nguồn, sắp xếp, quản lý nguồn động viên từ cơ sở.

Hàng năm, cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo Ban CHQS cùng cấp xây dựng kế hoạch cụ thể để tiến hành phúc tra, rà soát nguồn DBĐV; trực tiếp chỉ đạo các cấp, các ngành, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với Ban CHQS huyện, xã, cán bộ đơn vị thường trực (khung A) tổ chức phúc tra, nắm tình hình quân nhân dự bị trên địa bàn; chú trọng việc đăng ký, quản lý quân nhân dự bị trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp của nhà nước và tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài. Trong quá trình phúc tra, phải nắm chắc tình hình di, biến động và hoàn cảnh gia đình từng quân nhân dự bị, để việc tổ chức xây dựng các đơn vị DBĐV bảo đảm quân số và đạt chất lượng cao, sẵn sàng động viên nhận nhiệm vụ khi có lệnh huy động. (tuyệt đối tránh hình thức cưỡi ngựa xem hoa, lãng phí thời gian công sức, tổng hợp báo cáo trên giấy tờ…)

Chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, diễn tập cho quân nhân dự bị và đơn vị DBĐV. Thực tế cho thấy, mặc dù công tác chuẩn bị huấn luyện và các điều kiện bảo đảm (con người, cơ sở vật chất, thao trường, bãi tập…)  đã được đầu tư và có nhiều cải tiến so với trước đây nhưng việc tổ chức huấn luyện, hợp luyện, diễn tập đối với đơn vị DBĐV vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Các đơn vị cần vận dụng linh hoạt hình thức bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ cả khung A và khung B (khung dự bị). Trong điều kiện tổ chức huấn luyện, hợp luyện, diễn tập đơn vị DBĐV thời gian ngắn, các địa phương, đơn vị phải luôn bám sát phương châm “cơ bản, thiết thực, hiệu quả”. Đồng thời, coi trọng gắn huấn luyện với quản lý, rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính quy, duy trì chặt chẽ, nghiêm túc các chế độ quy định, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong huấn luyện, diễn tập, với quan điểm huấn luyện “dự bị như thường trực”.

Xây dựng lực lượng BDĐV là một nhiệm vụ chiến lược, là nội dung quan trọng trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương. Vì thế, cấp ủy, chính quyền các địa phương, các sở, ban, ngành, đoàn thể tổ chức chính trị xã hội cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; các đơn vị và cơ quan quân sự địa phương cần phối hợp chặt chẽ, tổ chức thực hiện nghiêm túc, khoa học, góp phần đưa công tác xây dựng lực lượng DBĐV đi vào nền nếp, thực chất, hiệu quả.

3.2. Công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng dự bị động viên

Công tác đảng, công tác chính trị có vị trí ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần giải quyết tốt công tác tư tưởng cho các thành phần, đối tượng tham gia lực lượng DBĐV. Vì vậy, trong thời gian tới cấp ủy, chỉ huy các cấp cần tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các đơn vị DBĐV, từng bước hoàn chỉnh tổ chức hoạt động công tác đảng, công tác chính trị của các đơn vị DBĐV theo phương thức mới, bằng nhiều nội dung và hình thức phong phú. Cùng với đó, chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương thực sự là lực lượng chính trị tin cậy của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, là lực lượng làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng quân sự địa phương, xung kích trong công tác phòng chống lụt bão, phòng chống chữa cháy rừng, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, tham gia giúp dân xóa đói giảm nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở.

Trước hết, cần coi trọng việc phát huy vai trò của các tổ chức đảng, người chỉ huy, của chính ủy, chính trị viên các cấp và các tổ chức quần chúng trong giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ làm công tác DBĐV. Đối với quân nhân dự bị cần chú trọng giáo dục chính trị cơ bản kết hợp với lồng ghép trong huấn luyện, sinh hoạt, học tập. Nội dung giáo dục, tuyên truyền tập trung quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về quân sự, quốc phòng, trực tiếp là Pháp lệnh về lực lượng DBĐV, tình hình nhiệm vụ của quân đội, của đơn vị, của địa phương, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù và yêu cầu về công tác huấn luyện lực lượng DBĐV trong tình hình mới. Cùng với đó, phải chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục thường xuyên ngay từ cơ sở, nơi quân nhân dự bị làm việc, công tác .

Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành chức năng thực hiện tốt chế độ chính sách cho lực lượng DBĐV, công tác chính sách hậu phương quân đội. Cấp ủy, chính ủy, chính trị viên và người chỉ huy các cấp cần lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt công tác dân vận nơi đóng quân, khi đơn vị huấn luyện dã ngoại, diễn tập và thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; Cơ quan quân sự từ cấp tỉnh, huyện đến cấp xã cần tích cực tham mưu với cấp uỷ, chính quyền và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của địa phương bảo đảm kịp thời chế độ, chính sách cho lực lượng DBĐV theo đúng quy định; đẩy mạnh các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”; tích cực tham gia các hoạt động xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần “xóa đói, giảm nghèo” ở các địa phương. Thực hiện tốt công tác đảng, công tác chính trị trong các nhiệm vụ sẽ giúp cho lực lượng DBĐV vững mạnh về chính trị, có lập trường tư tưởng vững vàng, yên tâm thực hiện hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

3.3. Công tác quản lý nhà nước đối với lực lượng dự bị động viên

Đăng ký, quản lý nguồn quân nhân dự bị là một hoạt động thể hiện chức năng quản lý nhà nước về quốc phòng ở địa phương, là cơ sở cho xác định kế hoạch xây dựng các đơn vị DBĐV ở các cấp, các địa phương và kế hoạch tạo nguồn quân nhân dự bị đáp ứng đủ chỉ tiêu, yêu cầu trong từng giai đoạn cách mạng đặc biệt trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu được giao nguồn nhằm tổ chức, biên chế, bổ xung cho các đơn vị DBĐV. Căn cứ vào tình hình thực tế nguồn của các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn; UBND các cấp cần tăng cường chỉ đạo cơ quan quân sự xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết, khoa học, sát với tình hình thực tiễn, để thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng DBĐV trong phạm vi địa phương bảo đảm chặt chẽ. Cơ quan quân sự địa phương chủ trì phối hợp với cơ quan hữu quan giúp UBND cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng DBĐV theo đúng qui định của Pháp lệnh.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội ở các cấp có trách nhiệm giáo dục, động viên hội viên, đoàn viên của tổ chức mình và vận động nhân dân thực hiện những quy định về xây dựng và huy động lực lượng DBĐV; giám sát việc thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng DBĐV theo quy định của Pháp lệnh cũng như các chỉ thị, kế hoạch của UBND các cấp đã ban hành.

Chỉ đạo cơ quan quân sự các cấp tăng cường các biện pháp nắm và quản lý chặt chẽ lực lượng DBĐV nhất là tại cơ sở; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở, các cơ quan đoàn thể chính trị xã hội, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để rà soát các đối tượng quân nhân dự bị; kiện toàn sổ sách mẫu biểu để đăng ký, quản lý thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng động viên hoàn thành chỉ tiêu được giao.

3.4. Công tác tổ chức xây dựng lực lượng dự bị động viên

Xây dựng lực lượng DBĐV là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, nguồn ngân sách bảo đảm lớn lại liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, đòi hỏi phải có sự phối kết hợp chặt chẽ và tiến hành thường xuyên liên tục bằng nhiều giải pháp phù hợp trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể của từng địa phương. Để xây dựng lực lượng DBĐV vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có trình độ chiến đấu cao và được quản lý chặt chẽ sẵn sàng động viên bổ xung cho lực lượng thường trực cần thực hiện tốt một số giải pháp chính như sau:

- Phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm năng lực lãnh đạo điều hành và tổ chức thực hiện của các cấp chính quyền địa phương, các ban, ngành đoàn thể chính trị xã hội, các thành phần kinh tế. Trong đó cơ quan quân sự làm trung tâm để phối hợp hiệp đồng với các địa phương và đơn vị nhận nguồn, đồng thời là nòng cốt trong việc tham mưu, đề xuất các giải pháp cho UBND cùng cấp ban hành các văn bản, kế hoạch nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng DBĐV sát với tình hình thực tế của địa phương. 

- Tăng cường tạo nguồn, đăng ký, quản lý lực l­ượng DBĐV: Đối với sĩ quan dự bị, cơ quan quân sự địa phương cần quản lý chắc số sĩ quan phục viên, xuất ngũ. Hàng năm, lựa chọn những đồng chí tuổi đời còn trẻ, có sức khỏe, phẩm chất đạo đức năng lực tốt đưa vào tạo nguồn. Số cán bộ chuyên môn kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân (y tế, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải...) có thể phục vụ lợi ích quốc phòng khi có chiến tranh. Đối với số hạ sĩ quan có đủ điều kiện tiêu chuẩn trước khi xuất ngũ, liên hệ với các đơn vị và đề nghị cấp trên cho đi bổ túc huấn luyện chuyên ngành, đào tạo để trở thành sĩ quan dự bị, nhằm giảm bớt sự thiếu hụt nguồn sĩ quan và hạ sĩ quan dự bị các đơn vị binh chủng chuyên môn kỹ thuật hiện nay. 

- Việc đăng ký, quản lý lực l­ượng DBĐV phải có kế hoạch cụ thể bảo đảm chặt chẽ và chính xác, đăng ký quản lý cả con người và phương tiện kỹ thuật. Đối với quân nhân dự bị phải đ­ược tiến hành đăng ký, quản lý tại nơi c­ư trú, do Ban CHQS xã, ph­ường, thị trấn; Ban CHQS huyện, thành phố thực hiện. Công tác đăng ký quản lý phải chính xác theo từng chuyên ngành quân sự, độ tuổi, loại sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình, trình độ văn hoá, nhận thức về chính trị, trình độ hiểu biết về quân sự, chuyên môn, nghiệp vụ... Đối với phư­ơng tiện kỹ thuật cần phối hợp với công an, giao thông vận tải để đăng ký, quản lý chặt chẽ chính xác thư­ờng xuyên cả số lư­ợng, chất lư­ợng, tình trạng kỹ thuật của từng phư­ơng tiện (trong diện sắp xếp và sẵn sàng huy động). Cần làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý hành chính và trật tự trị an của địa phương, giữa địa phương này với địa phương khác làm tốt các chủ trương, chính sách, trao đổi thông tin khi quân nhân dự bị do những hoàn cảnh khác nhau có thể đến tạm trú lao động hoặc chuyển cư phải được đăng ký, quản lý triệt để. Đặc biệt chú trọng công tác phối hợp kiểm tra, đăng ký, quản lý nguồn quân nhân dự bị đang lao động trong các cơ sở kinh tế quốc doanh, tư nhân, liên doanh trong nước và nước ngoài trên địa bàn phải có một quy chế buộc quân nhân dự bị phải đến cơ quan quân sự các cấp để đăng ký. 

- Tổ chức, biên chế lực lư­ợng DBĐV sắp xếp quân nhân dự bị, ph­ương tiện kỹ thuật thành từng đơn vị DBĐV theo kế hoạch để quản lý, huấn luyện nâng cao khả năng sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu. Các đơn vị DBĐV phải duy trì đủ quân số, trang bị và phư­ơng tiện kỹ thuật. Khi sắp xếp quân nhân dự bị vào các đơn vị DBĐV phải ưu tiên sắp xếp ngư­ời có trình độ chuyên nghiệp quân sự, chuyên môn kỹ thuật phù hợp với chức danh biên chế, nếu thiếu thì sắp xếp ng­ười có trình độ chuyên nghiệp quân sự, chuyên môn kỹ thuật tương ứng; xếp quân nhân dự bị hạng một tr­ước, nếu thiếu thì xếp quân nhân dự bi hạng hai. Sắp xếp những quân nhân dự bị cư­ trú gần nhau vào từng đơn vị với phương châm “đúng chuyên nghiệp quân sự và gần, gọn địa bàn”.

- Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu trong xây công tác dựng lực l­ượng DBĐV, làm cho mọi cán bộ chiến sĩ nâng cao nhận thức về chính trị, có lập tr­ường tư­ tư­ởng vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng, yên tâm thực hiện hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Thực hiện đồng bộ các mặt công tác đảng, công tác chính trị, nâng cao chất lượng chính trị, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng cho lực lượng DBĐV.

- Bảo đảm tốt công tác hậu cần, kỹ thuật, tài chính cho xây dựng lực lượng DBĐV đây là yếu tố rất quan trọng để bảo đảm xây dựng lực lượng DBĐV gồm vũ khí trang bị, hậu cần kỹ thuật và tài chính. Yêu cầu phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, đủ định mức để triển khai xây dựng lực lượng DBĐV chất lượng ngày càng cao.

- Nghiên cứu đổi mới, xây dựng bổ xung hệ thống mẫu biểu, sổ sách, bảng biểu đăng ký, quản lý nguồn quân nhân dự bị một cách khoa học, phân cấp đăng ký, quản lý thống nhất từ tỉnh, huyện, thành phố cho đến các cơ sở xã, phường, thị trấn; quản lý, bảo mật đúng quy chế, hàng tháng, quý phải được đối chiếu bổ sung kịp thời. Cần nghiên cứu đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào đăng ký, quản lý nguồn quân nhân dự bị ở cấp tỉnh, huyện trong tình hình hiện nay và toàn bộ cấp xã, phường, thị trấn trong những năm tiếp theo. Đó cũng là một đòi hỏi khách quan trong tiến trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

- Tăng cường các công tác phúc tra, kiểm tra của các cấp, các địa phương đối với công tác đăng ký, quản lý nguồn quân nhân dự bị. Các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan quân sự các cấp làm tốt chức năng tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác phúc tra, kiểm tra việc đăng ký, quản lý quân nhân dự bị theo kế hoạch thống nhất, triển khai không chồng chéo, không gây khó khăn cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 

- Khi tiến hành công tác phúc tra, kiểm tra, cần quán triệt, giáo dục đội ngũ cán bộ tinh thần khắc phục khó khăn, chấp hành đúng các nguyên tắc, nội dung, phương pháp phúc tra, kiểm tra. Tránh tình trạng ngại địa bàn vùng núi, vùng sâu, vùng xa, phương tiện đi lại khó khăn, tốn nhiều thời gian dẫn đến làm việc đại khái, đơn giản, không nắm chắc nguồn. Cần thực hiện phúc tra, kiểm tra như tiến hành công tác tuyển gọi công dân nhập ngũ, thực hiện “ba gặp, bốn biết”, có nắm chắc như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho công tác động viên khi cần thiết và hoạt động huấn luyện định kỳ hay huấn luyện tạo nguồn, chuyển hạng dự bị.  

Ngoài những giải pháp cụ thể nêu trên thì việc làm quan trọng và thường xuyên để tổ chức và xây dựng lực lượng DBĐV của tỉnh trong những năm tiếp theo đạt chất lượng và hiệu quả thiết thực đó là cần có sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương một cách quyết liệt và đồng bộ, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở rút kinh nghiệm kịp thời của các cấp lãnh đạo; công tác sơ tổng kết rút kinh nghiệm gắn với vông tác thi đua khen thưởng, xử phạt phải được thực hiện kịp thời, nghiêm túc bảo đảm đúng người, đúng tội, không né tránh bao che cho bất kỳ trường hợp nào vi phạm, bảo đảm mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

e) Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2015).

g) Kinh phí thực hiện: 166.747.000đ(Một trăm sáu mươi sáu triệu, bẩy trăm bốn mươi bẩy nghìn đồng).

            Trong đó, từ ngân sách Nhà nước: 166.747.000đ (Một trăm sáu mươi sáu triệu, bẩy trăm bốn mươi bẩy nghìn đồng).

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

アクセス中: 14,559
1日当たりのページのアクセス回数: 2,877
1週間当たりののページのアクセス回数: 20,560
1か月当たりのページのアクセス回数: 93,261
1年間当たりのページのアクセス回数: 773,538
ページのアクセス回数 : 12,714,379