Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm và sản xuất dong riềng theo chuỗi giá trị tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Dự án cấp tỉnh: Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm và sản xuất dong riềng theo chuỗi giá trị tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Thông tin về tổ chức chủ trì nhiệm vụ, cơ quan chủ quản:

Trung tâm Tài nguyên Thực vật- Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam.

Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và các cá nhân tham gia chính:

Chủ nhiệm: TS. Dương Thị Hồng Mai

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ:

ThS. Nguyễn Hữu Hải

PGS.TS. Lê Khả Tường

ThS. Nguyễn Thị Hà Thu

KS. Phan Thị Nga

ThS. Trần Văn Luyện

Hoàng Thị Ninh

Thông tin về tổ chức phối hợp triển khai nhiệm vụ:

Phòng Nông nghiệp huyện Sơn Động

Mục tiêu và nội dung chính của nhiệm vụ:

1. Mục tiệu của nhiệm vụ
– Nghiên cứu xây dụng mô hình trồng thử nghiệm 03 giống dong riềng (dong riềng DR1, GBVN 28534 và giống dong riềng tía địa phương tại địa phương) có triến vọng tại huyện Sơn Động.
– Lựa chọn 1-2 giống dong riềng để xây dựng mô hình trồng dong riềng năng suất, chất lượng tại huyện Sơn Động.
– Xây dựng mô hình sản xuất miến dong liên kết hợp tác xã tiêu thụ sản phấm miến dong Sơn Động.
2. Nội dung của nhiệm vụ
2.1. Khảo sát thực trạng sản xuất và chế biến miến dong tại huyện Sơn Động

2.2. Nội dung 2: Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng thử nghiệm 03 giống dong riềng tại huyện Sơn Động.
– Trồng thử nghiệm 03 giống dong riềng: DRÍ, GBVN 28534 và giống dong riềng tía địa phương của địa phương (DR tía địa phương) làm đối chứng. Thí nghiệm bố trí quy mô sản xuất 4000m2/giống, tại xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động.
Giống dong riềng DR1
Thời gian sinh trưởng ngắn: 250-280 ngày. Giống DR1 sinh trưởng phát triển mạnh, cây cao trung bình (165-185cm), ít đổ. Củ nạc, đồng đều, ruột trắng được nông dân ưa chuông. Năng suất củ tươi đạt: 45 – 60 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 13.36- 16.4%. Giống dong riềng DR1 có thể phát triển tốt ở các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng sông Hồng, có khả năng chịu hạn tốt, chịu rét khá và chống chịu bệnh khô lá. Khả năng thích ứng rộng, có thể trồng được ở nhiều loại đất, kể các các vùng đất nghèo dinh dưỡng. Giống dong riềng DR1 được chọn lọc từ tập đoàn giống dong riềng được thu thập tại Hòa Bình, năm 1993-1994 (tên trong tập đoàn là: V-C). Năm 2004 giống V-C được đổi tên là giống DR1. Cơ quan tác giả: Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.
Giống dong riềng GBVN 28534 (trong báo cáo sẽ viết gọn là giong dong riềng GBVN):
Cây có lá thân củ mầm có màu tím đỏ. Chiều cao cây trung bình 144,5 cm. Phiến lá bầu dục, tỷ lệ dài/rông lá trung bình 2,38. Củ có vỏ màu tím/đỏ, vảy củ đỏ, thịt củ màu trắng, củ nạc, năng suât lý thuyết đạt 57 tân/ha. Giống dong riềng GBVN 28534 (GBVN) được thu thập tại Việt Yên – Bắc Giang. Đây là giống cho năng suất cao và chất lượng tốt trong tập đoàn dong riềng.
– Giải pháp về giống và kỹ thuật: Nguồn giống và quy trình kỹ thuật của Trung tâm |tài nguyên thực vật – Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.
– Theo dõi sinh trưởng, đánh giá năng suất của các giống dong riềng trồng thử nghiệm.
– Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về chất lượng củ dong.
– Thời gian thực hiện: Tháng 3-tháng 12/2018
2.3. Nội dung 3: Xây dựng mô hình trồng thâm canh giống dong riềng triển vọng năng suất chất lượng cao, đáp ứng cho việc sản xuất miến dong tại huyện Sơn Động
– Trên cơ sở kết quả trồng thử nghiệm so sánh giống dong riềng, phát triển 02 giống dong riềng thành mô hình sản xuất. – Quy mô, địa điếm: Xây dựng mô hình trồng dong riềng với quy mô lOha, năng suất tối thiểu đạt 50- 60 tấn/ha, chất lượng, đáp ứng cho việc sản xuất miến dong tại huyện Sơn Động.
– Giải pháp về giống và kỹ thuật: Nguồn giống và quy trình kỹ thuật của Trung tâm |tài nguyên thực vật – Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.- Đánh giá năng suất, hiệu quả kinh tế của việc trồng giống dong riềng.
– Thời gian thực hiện: Tháng 2-tháng 12/2019
2.4.Xây dựng mô hình sản xuất miến dong đáp ứng được các chỉ tiêu về chất lượng của “Miến dong Sơn Động”
– Quy mô, địa điểm: Mô hình sản xuấtl40 kg miến dong (tương đương 2 tấn củ tươi thu hoạch từ mô hình trồng) tại xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động.
– Phân tích chất lưọng miến dong đáp ứng được các chỉ tiêu về chất lượng của nhãn hiệu chứng nhận “Miến dong Sơn Động”.
– Địa điểm triển khai thực hiện: Tại xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
– Thời gian thực hiện: Tháng 11/2019 – tháng 1/2020
2.5. Đào tạo, tập huấn kỹ thuật, hội nghị đầu bờ
2.6. Báo cáo kết quả dự án

Lĩnh vực nghiên cứu và mục tiêu kinh tế - xã hội của nhiệm vụ:

Khoa học nông nghiệp

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu:

  1. Phương pháp điều tra, khảo sát
  2.  Phương pháp phân tích mẫu
  3. Phương pháp xây dựng mô hình

Phương pháp đánh giá kết quả tập huấn

Kết quả:

3.1. Kết quả khảo sát thực trạng sản xuất và chế biến miến dong tại huyện Sơn Động
3.1.1. Tình hình sản xuất dong riềng

Nhận thấy cây dong rềng đem lại hiệu quả kinh tế cao, từ năm 2012- 2015 diện tích trồng cây dong riềng trên địa bàn huyện đã mở rộng khoảng 130 ha, tập trung tại thị trấn An Châu và các xã Yên Định, Tuấn Đạo, Thanh Sơn, Quế Sơn.
Kết quả của tổng số phiếu điều tra tại 3 xã trong huyện Sơn Động cho thấy, diện tích trồng dong riềng trên địa bàn huyện chỉ còn rải rác vài ba khóm trong một số hộ dân, nhiều là vài chục khóm.
3.1.2. Tình hình sản xuất miến
Theo kết quả điều tra: Các xã không có cơ sở sản xuất miến, liên kết sản xuất miến hay các hộ sản xuất tinh bột từ củ dong riềng. Hộ sản xuất trước đây cũng không sản xuất miến hay liên quan đến nữa.
Tại địa phương, thị trường tiêu thụ miến vẫn rất lớn. Vì vậy, người dân vẫn mua được miến nhưng không rõ nguồn gốc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc mua ở rất xa (Bình Liêu, Quảng Ninh) cách hàng trăm cây số). Do đó, người dân rất mong muốn được khôi phục lại ngành nghề đế phát triển nhãn hiệu chứng nhận“ Miến dong Sơn Động”.
3.2. Kết quả dự án
– Kết quả điều tra tại một số xã của huyện Sơn Động vào tháng 2 năm 2018 cho thấy: Các xã có diện tích trồng dong riềng tập trung trước đây đều không trồng nữa. Việc sản xuất miến dong cũng dừng lại. Tại thời điểm điều tra máy móc phục vụ cho sản xuất miến bị hư hại nặng, không còn sử dụng được.
– Từ mô hình trồng thử nghiệm 03 giống dong riềng: giống dong riềng tía địa phương, giống dong riềng GBVN 28534 và giống dong riềng DR1 đã chọn ra 2 giống dong riềng phù hợp với điều kiện thố nhưỡng tại Sơn Động: khả năng sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, năng suất cao ổn định. Đó là giống dong riềng tía địa phương và giống dong riềng DR1.
– Xây dựng mô hình trồng thâm canh 02 giống dong riềng quy mô lOha (5ha/giống) đã được tuyển chọn năm 2018, trong đó giống DR1 cho năng suất gần 60 tấn/ha.
– Xây dựng 02 quy trình thâm canh cho 02 giống dong riềng triển vọng: 1 tấn/ha phân hữu cơ vi sinh (15-20 tấn phân chuồng), 1800kg NPK/ha, mật độ 4 cây/m2, thời vụ 20/2-15/3.
– Đã tiến hành tập huấn cho 200 luợt cán bộ, các hộ nông dân về kỹ thuật trồng và chăm sóc dong riềng.
– Tổ chức Hội nghị đầu bờ cho cán bộ, các hộ nông dân trên địa bàn tham quan mô hình thâm canh dong riềng.
– Đã tổ chức sản xuất 140kg miến dong từ nguyên liệu 2 tấn củ dong tươi, đảm bảo chỉ tiêu chất lượng nhãn hiệu “Miến dong Sơn Động”.

Quy mô ứng dụng:

Toàn quốc

Thời gian thực hiện:

Thời gian bắt đầu: 12-02-2018
Thời gian kết thúc: 30-01-2020

Kinh phí thực hiện:

Kinh phí được phê duyệt: 667.520.000 đồng (Sáu trăm sáu mươi bảy triệu năm trăm hai mươi nghìn đồng đồng)

Trong đó kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh: 550.000.000 đồng (Năm trăm năm mươi triệu đồng)./.

BBT

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 9,741
Tổng số trong ngày: 17,144
Tổng số trong tuần: 87,880
Tổng số trong tháng: 33,035
Tổng số trong năm: 713,312
Tổng số truy cập: 12,654,153