Tăng cường quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Trong thời gian qua, hoạt động thúc đẩy tạo ra tài sản trí tuệ, trong đó có việc xây dựng các nhãn hiệu tập thể đối với các sản phẩm của địa phương đã được UBND các huyện, thành phố quan tâm triển khai thực hiện.

Đến nay, tỉnh Bắc Giang có 85 sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu tập thể. Các địa phương có nhiều sản phẩm được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể như: Lục Ngạn (23 sản phẩm), Lục Nam (13 sản phẩm), thành phố Bắc Giang (10 sản phẩm), Tân Yên (9 sản phẩm), Việt Yên (7 sản phẩm), Yên Dũng (7 sản phẩm), Hiệp Hoà (6 sản phẩm), Sơn Động (6 sản phẩm), Yên Thế (2 sản phẩm) và Lạng Giang (2 sản phẩm). Nhìn chung, các sản phẩm của địa phương sau khi được đăng ký nhãn hiệu tập thể đã phát huy tác dụng như mở rộng được quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ ổn định, giá trị sản phẩm được nâng lên, danh tiếng, uy tín của sản phẩm từng bước được khẳng định đã góp phần phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.

Hiện nay, chủ sở hữu quản lý, sử dụng, khai thác và phát triển các nhãn hiệu tập thể là các tổ chức tập thể như HTX, tổ chức Hội ở địa phương. Các chủ sỡ hữu nhãn hiệu tập thể đã xây dựng và ban hành các quy trình sản xuất, quy định, quy chế sử dụng nhãn hiệu, logo, bao bì để cho các thành viên của HTX, tổ chức Hội áp dụng.

Chú trọng xây dựng các nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm của địa phương

Tuy nhiên, công tác quản lý, sử dụng, khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, bất cập như:

- Công tác quản lý, cập nhật thông tin về sản phẩm được đăng ký nhãn hiệu tập thể của các huyện, thành phố không được thực hiện thường xuyên.

- Một số chủ sở hữu nhãn hiệu chưa nắm rõ được vai trò, lợi ích và trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể để giữ gìn danh tiếng của sản phẩm.

- Việc quản lý, sử dụng nhãn hiệu của nhiều chủ sở hữu còn mang tính hình thức: Có quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu được ban hành nhưng thực tế việc triển khai thực hiện theo quy chế còn nhiều hạn chế. Trong quá trình triển khai thực hiện chưa có sự cập nhật, sửa đổi, bổ sung nội dung quy chế phù hợp với tình hình thực tế.  

- Một số HTX, tổ chức Hội ở địa phương thiếu sự kiểm soát về số lượng sản phẩm, việc tuân thủ quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, sử dụng nhãn hiệu, logo gắn trên sản phẩm còn hạn chế, việc cấp quyền sử dụng logo, tem nhãn, bao bì sản phẩm thực hiện thiếu chặt chẽ làm ảnh hưởng đến danh tiếng, uy tín của sản phẩm đã được bảo hộ nhãn hiệu tập thể.

- Một số HTX là chủ sở hữu nhãn hiệu không có định hướng kế hoạch phát triển sản phẩm, thiếu kinh phí gia hạn, đã hoặc có nguy cơ giải thể, dẫn đến hết hạn, không gia hạn nhãn hiệu theo quy định và mất nhãn hiệu tập thể (Rượu 33 Kiên Thành; Mây tre Tăng Tiến; Nếp Phì Điền; Mì Kế…).

- Việc duy trì và phát triển thương hiệu sản phẩm sau khi được bảo hộ nhãn hiệu còn bị xem nhẹ, một số sản phẩm không duy trì được vùng nguyên liệu sản xuất, sản xuất nhỏ, phân tán, quản lý chất lượng đầu ra cho sản phẩm còn chưa đồng đều, mẫu mã bao bì chưa thực sự phong phú, bắt mắt người tiêu dùng, tiêu thụ tự phát, sức cạnh tranh yếu.

- Năng lực cán bộ quản lý của các HTX, tổ chức Hội trong việc quản lý, mở rộng, phát triển sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể ở địa phương còn hạn chế.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển nhãn hiệu tập thể trên địa bàn tỉnh góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương, UBND các huyện, thành phố, các tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể thực hiện tốt một số nội dung sau:

UBND các huyện, thành phố

- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về lợi ích, giá trị của việc sử dụng nhãn hiệu tập thể đối với các sản phẩm của địa phương.

-  Rà soát, cập nhật thông tin thường xuyên về tình hình các sản phẩm được cấp bảo hộ nhãn hiệu tập thể hiện có ở địa phương (danh sách các sản phẩm được cấp, chủ sở hữu, tháng năm cấp, thời hạn sử dụng, đang khai thác hoặc dừng/không khai thác, hiệu quả sử dụng…).

- Hàng năm tiến hành kiểm tra công tác quản lý, sử dụng các nhãn hiệu tập thể của các chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể ở địa phương về các nội dung như: việc tuân thủ quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm, quản lý và sử dụng nhãn hiệu theo quy chế đã được ban hành. Phát hiện kịp thời, có văn bản nhắc nhở, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể.

- Tiếp tục ban hành cơ chế hỗ trợ khuyến khích các chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng tem nhãn, bao bì vào sản xuất, kinh doanh sản phẩm. Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể lồng ghép trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Nghiên cứu quy hoạch vùng sản phẩm sản xuất hàng hóa, hỗ trợ kinh phí đầu tư công nghệ chế biến, bảo quản và liên kết tiêu thụ sản phẩm để thúc đẩy phát triển sản phẩm ở địa phương.

 - Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý của các chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể ở địa phương.

Các chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể

- Tuyên truyền cho các hội viên của HTX, tổ chức Hội về lợi ích của việc sử dụng nhãn hiệu tập thể, bao bì, tem nhãn, ý thức và trách nhiệm trong việc giữ gìn danh tiếng của sản phẩm đã được bảo hộ.

- Quản lý và sử dụng hiệu quả nhãn hiệu tập thể đã được bảo hộ vào sản xuất, kinh doanh sản phẩm theo nội dung quy chế đã được ban hành. Rà soát sửa đổi, bổ sung nội dung quy chế để áp dụng phù hợp trong thực tiễn. Thực hiện việc in ấn bao bì, tem nhãn và quản lý việc sử dụng bao bì, tem nhãn đúng quy định.

- Hàng năm, xây dựng kế hoạch duy trì và phát triển sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Chủ động ra hạn nhãn hiệu theo đúng thời gian quy định. Phối hợp, đề xuất với UBND huyện, UBND xã trong công tác quy hoạch vùng sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hội viên tuân thủ thực hiện đúng quy trình sản xuất (từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra), sử dụng nhãn hiệu, bao bì, tem nhãn trên sản phẩm đúng quy định, sản phẩm bảo đảm được các tiêu chuẩn cơ sở đã được chủ sở hữu công bố.

- Rà soát cập nhật thường xuyên thông tin danh sách hội viên tham gia, kết nạp bổ sung thêm các hội viên mới để mở rộng quy mô sản xuất, phát triển sản phẩm ở địa phương.

- Đối với một số sản phẩm yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ sở hữu nhãn hiệu đề nghị cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm,... để đáp ứng đầy đủ tiêu chí về lưu thông sản phẩm trên thị trường và uy tín sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể./.

Lê Đức Anh- Phòng QLKHCNCS&SHTT

 

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 10,223
Tổng số trong ngày: 12,659
Tổng số trong tuần: 83,395
Tổng số trong tháng: 28,550
Tổng số trong năm: 708,827
Tổng số truy cập: 12,649,668