Một số nội dung cơ bản của Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 30 tháng 6 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 43/2023/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra. Nghị định gồm 10 Chương, 70 Điều quy định chi tiết 10 Điều của Luật Thanh tra, bao gồm:

1. Chương I quy định chung, gồm 02 điều.

- Điều 1, phạm vi điều chỉnh, quy định chi tiết các điều sau:

Điều 38 về Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; Điều 56 về thanh tra lại; Điều 60 về Đoàn thanh tra; Điều 79 về công khai kết luận thanh tra; Điều 87 về trưng cầu giám định; Điều 90 về yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra; Điều 91 về thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra; khoản 4 Điều 96 về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết kiến nghị về nội dung kết luận thanh tra và kiến nghị, phản ánh về hoạt động thanh tra; Điều 105 về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra; khoản 3 Điều 106 về xử lý vi phạm trong thực hiện kết luận thanh tra.

- Điều 2, đối tượng áp dụng:

Đối tượng áp dụng bao gồm: cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, Thủ trưởng các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, Thanh tra viên; cơ quan, tổ chức cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thanh tra; Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập và người làm công tác thanh tra nội bộ.

2. Chương II quy định về Thanh tra viên gồm 03 mục, 15 Điều (từ Điều 3 đến Điều 17).

- Tại chương II của Nghị định có giao cho Tổng Thanh tra Chính phủ hướng dẫn vị trí việc làm đối với Thanh tra viên theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 của Luật Thanh tra.

3. Chương III quy định về thanh tra lại, gồm 07 Điều (từ Điều 18 đến Điều 24).

Nghị định quy định chi tiết về thanh tra lại bao gồm: Thẩm quyền, căn cứ, thời hạn; trình tự, thủ tục, quyết định, nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra lại; nội dung của Kết luận thanh tra lại.

4. Chương IV quy định về Đoàn thanh tra, gồm 09 Điều (từ Điều 25 đến Điều 33).

5. Chương V quy định về quy định về giám định, phong tỏa tài khoản, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát trong hoạt động thanh tra, gồm 03 mục 14 Điều (từ Điều 34 đến Điều 47).

6. Chương VI quy định về công khai kết luận thanh tra, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra, gồm 03 mục 12 Điều (từ Điều 48 đến Điều 59).

7. Chương VII quy định về giải quyết kiến nghị, phản ánh trong hoạt động thanh tra; giải quyết kiến nghị về nội dung thanh tra, gồm 02 mục 04 Điều (từ Điều 60 đến Điều 63).

8. Chương VIII quy định về xử lý vi phạm trong thực hiện kết luận thanh tra, gồm 02 điều từ Điều 64 đến Điều 65.

9. Chương IX quy định về tổ chức hoạt động thanh tra nội bộ, gồm 03 điều (từ Điều 66 đến Điều 68).

10. Chương X quy định về điều khoản thi hành, gồm 02 điều (từ Điều 69 đến Điều 70).

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023./.

                                                      Hồng Minh-Thanh tra Sở KH&CN (t/h)

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 12,477
Tổng số trong ngày: 20,890
Tổng số trong tuần: 54,780
Tổng số trong tháng: 164,010
Tổng số trong năm: 680,212
Tổng số truy cập: 12,621,053