Đoàn công tác của Bộ Nông, Lâm và Ngư nghiệp Nhật Bản làm việc về Chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 13/3/2024, tại UBND huyện Lục Ngạn, Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công Nghệ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang, UBND huyện Lục Ngạn tổ chức buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Nông, Lâm và Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) về Chỉ dẫn vải thiều Lục ngạn.

Toàn cảnh buổi làm việc với Đoàn công tác Nhật Bản

Dự buổi làm việc, về phía đoàn công tác của Nhật Bản có ông Mitamura Naoki, Bí thư thứ nhất, ban kinh tế Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam làm trưởng đoàn; đại diện Cục Sở hữu trí tuệ gồm lãnh đạo và chuyên viên thuộc Trung tâm Thẩm định Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu quốc tế; Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn và Phòng Hợp tác quốc tế; đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ và phòng chuyên môn; đại diện lãnh đạo UBND huyện Lục Ngạn và các cơ quan, đơn vị liên quan.

Sau 3 năm kiên trì đàm phán, tháng 4 năm 2021 Nhật Bản chấp thuận và ra Quyết định cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn- Bắc Giang-Việt Nam; đây là chỉ dẫn địa lý đầu tiên của Việt Nam được cấp tại Nhật Bản. Theo quy định pháp luật của Nhật Bản, sau khi bảo hộ thành công chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn tại Nhật Bản, MAFF có quyền yêu cầu tập thể nhà sản xuất, nhà sản xuất hoặc những người có liên quan khác báo cáo tình hình hoạt động hoặc cho cán bộ của MAFF đến kiểm tra, giám sát trực tiếp tại trụ sở, văn phòng, nhà kho, nông trại, nhà xưởng hoặc các địa điểm khác của tập thể nhà sản xuất.

Trong khuôn khổ buổi làm việc, đoàn công tác của Nhật Bản đã tiến hành thị sát, trao đổi một số nội dung như: Thăm quan hoạt động đóng gói quả vải đông lạnh tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Toàn Cầu trên địa bàn xã Phượng Sơn; thị sát tổ hợp sản xuất vải thiều xuất khẩu tại thôn Đồng Giao xã Quý Sơn huyện Lục Ngạn; tình hình sử dụng, quản lý chỉ dẫn địa lý và sổ sách liên quan tới Hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn, quy trình nghiệp vụ quản lý khâu sản xuất…

Đoàn công tác thăm mô hình sản xuất

Theo đoàn công tác, việc quản lý sử dụng chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn, tình hình sản xuất vải thiều, đặc biệt là các vùng sản xuất vải thiều xuất Nhật cơ bản đảm bảo theo các quy định của MAFF. Qua đó thể hiện được sự quyết tâm chỉ đạo sản xuất của các cơ quản lý, sự đồng lòng, thống nhất và trình độ của người sản xuất, khẳng định chất lượng quả vải thiều Bắc Giang đã chinh phục được thị trường Nhật Bản với những quy định khắt khe nhất.

Tuy nhiên, đoàn công tác cũng chỉ ra một số điểm chưa phù hợp trong quy trình nghiệp vụ quản lý khâu sản xuất, sổ sách liên quan…của Hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn. Đoàn công tác mong muốn các cơ quan quản lý, hội sản xuất quan tâm khắc phục sớm những thiếu sót trên nhằm đảm bảo các quy định của MAFF để vải thiều Lục ngạn tiếp tục khẳng định danh tiếng, chất lượng tại thị trường Nhật Bản./.

Một số hình ảnh thị sát và làm việc của Đoàn công tác Nhật Bản:

Lê Anh

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 8,775
Tổng số trong ngày: 4,124
Tổng số trong tuần: 4,123
Tổng số trong tháng: 113,353
Tổng số trong năm: 629,555
Tổng số truy cập: 12,570,396