Quy định về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Với mục đích rà soát văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát hiện quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế xã hội để kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất và tính đồng bộ của hệ thống pháp luật và tình hình phát triển kinh tế xã hội, đồng thời việc rà soát hệ thống hóa nhằm công bố Tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực và các danh mục văn bản, giúp công tác xây dựng, áp dụng, thi hành pháp luật được hiệu quả, thuận tiện, tăng cường tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật thông qua Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 16/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.

Với mục đích rà soát văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát hiện quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế xã hội để kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất và tính đồng bộ của hệ thống pháp luật và tình hình phát triển kinh tế xã hội, đồng thời việc rà soát hệ thống hóa nhằm công bố Tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực và các danh mục văn bản, giúp công tác xây dựng, áp dụng, thi hành pháp luật được hiệu quả, thuận tiện, tăng cường tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật thông qua Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 16/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.

Trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp. Đối với Ủy ban nhân dân các cấp việc rà soát, hệ thống hóa văn bản thì Ủy ban nhân dân có trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do mình và Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành; phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân kiến nghị Hội đồng nhân dân xử lý kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản của Hội đồng nhân dân. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì, phối hợp với Trưởng ban pháp chế Hội đồng nhân dân và các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cùng cấp có nội dung điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan mình.

Theo Nghị định, có năm hình thức xử lý văn bản được rà soát gồm: Đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản; bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản; thay thế văn bản; sửa đổi, bổ sung văn bản; ban hành văn bản mới. Văn bản được sử dụng để rà soát, hệ thống hóa theo thứ tự ưu tiên: Bản gốc, bản chính; văn bản đăng trên báo in, công báo điện tử; bản sao y bản chính, bản sao lục của cơ quan, người có thẩm quyền. Trường hợp có văn bản hợp nhất thì sử dụng văn bản hợp nhất để rà soát, hệ thống hóa.

            Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2013 (Chi tiết Nghị định số 16/2013/NĐ-CP) tại đây.

Phạm Xuân Thắng

(Theo Nghị định số 16/2013/NĐ-CP)

Statistical Access Statistical Access

User Online: 10,448
Total visited in day: 3,061
Total visited in Week: 16,522
Total visited in month: 114,777
Total visited in year: 795,054
Total visited: 12,735,895