Một số kết quả triển khai Chương trình đảm bảo đo lường hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết

Nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc hỗ trợ đảm bảo đo lường cho các doanh nghiệp trong thời kỳ kinh tế hội nhập quốc tế và khu vực, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến 2025, định hướng đến 2030” theo Quyết định phê duyệt số 996/QĐ-TTg  ngày 10/8/2018”, viết tắt là Đề án 996.

Đào tạo đảm bảo đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn

Để thực hiện Quyêt định trên, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành một số văn bản hướng dẫn thực hiện, cụ thể là:

Quyết định số 82/QĐ-BKHCN phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án 996;

Quyết định 3807/QĐ-BKHCN ngày 129/12/2019 phê duyệt danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm cần tăng cường đổi mới hoạt động đo lường đến 2025 và định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 510/QĐ-BKHCN ngày 17/3/2021 ban hành “Hướng dẫn xây dựng và triển khai chương trình đảm bảo đo lường áp dụng trong doanh nghiệp”.

Ở địa phương, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang đã tham mưu UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Kế hoạch số 409/KH-UBND ngày 30/8/2021 triển khai Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bắc Giang:

 Mục tiêu chung của Kế hoạch 409/KH-UBND ngày 30/8/2021 đến năm 2025:

Phát triển hạ tầng đo lường theo hướng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm thống nhất định hướng phát triển từ quốc gia đến địa phương phục vụ công tác quản lý nhà nước và nhu cầu đảm bảo đo lường của doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Xây dựng và triển khai hiệu quả Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp, tăng cường hoạt động đo lường gắn với hoạt động doanh nghiệp. Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên theo Quyết định số 3807/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm cần tăng cường đổi mới hoạt động đo lường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ biến sâu rộng về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp.

Mục tiêu cụ thể Kế hoạch 409/KH-UBND ngày 30/8/2021 đến năm 2025:

Phát triển hạ tầng đo lường của tỉnh nhằm mở rộng lĩnh vực kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường. Đầu tư ít nhất 10 chuẩn đo lường, phương tiện đo các loại cho tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác của doanh nghiệp.

Triển khai Chương trình đảm bảo đo lường theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và hoạt động xây dựng phương pháp đo cho ít nhất 10 doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp có vốn nhà nước và doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân.

Hỗ trợ kiểm định lưu động cho 110 chợ trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2025, 100% phương tiện đo sử dụng tại các chợ trên địa bàn tỉnh được kiểm soát về đo lường.

Đào tạo ít nhất 30 lượt cán bộ quản lý hệ thống, quản lý kỹ thuật về chương trình đảm bảo đo lường và các tiêu chuẩn liên quan.

Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn về đo lường cho 300 lượt người của các cơ quan liên quan và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Để triển khai Kế hoạch UBND tỉnh, hàng năm Sở Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 409/KH-UBND ngày 30/08/2021 của UBND tỉnh Bắc Giang.

Kết quả thực hiện:

Sau 03 năm triển khai thực hiện Đề án 996 đạt được một số kết quả:

Ở cấp Tổng cục đã hỗ trợ các địa phương trong việc tư vấn, đào tạo hỗ trợ xây dựng chương trình đảm bảo đo lường tại các DN được lựa chọn tham gia chương trình, đào tạo 02 khóa chuyên gia tư vấn xây dựng chương trình đảm bảo đo lường. Đến nay đã có 19 người được công nhận chuyên gia tư vấn hỗ trợ xây dựng chương trình đảm bảo đo lường  (viết tắt là CGTV 996).

Hiện trong cả nước đã có đến 50 tỉnh thành, 03 bộ ngành xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án 996. Một số tỉnh thành đã triển khai việc hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chương trình đảm bảo đo lường, cụ thể:

Tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng chương trình đề án 996 triển khai hỗ trợ xây dựng chương trình đảm bảo đo lường trong 03 năm ở các doanh nghiệp: Cán thép Gia Sàng, Xăng dầu Bắc Thái, HTX chè Hảo Đạt và bước đầu đã thành công với mô hình hỗ trợ xây dựng chương trình đảm bảo đo cho HTX chè Hảo Đạt.

Một số tỉnh khác như Hà Giang, Vĩnh Phúc, Bình Định, đã triển khai hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia chương trình đảm bảo đo lường.

Tại Bắc Giang đã thực hiện hỗ trợ xây dựng và triển khai Chương trình đảm bảo đo lường cho 05 Doanh nghiệp, cụ thể: Công ty CP nước sạch Bắc Giang, Công ty TNHH vật tư ngành nước Phú Thịnh, Công ty CP Xây dựng Thành Đô, Công ty CP tập đoàn FEC, Công ty TNHH Nấm dược liệu Andeco; Đã tiến hành khảo sát 75 đơn vị lựa chọn hỗ trợ xây dựng chương trình đảm bảo đo cho các doanh nghiệp, các nội dung đã hỗ trợ doanh nghiệp gồm:

- Tổ chức tư vấn doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý phòng thí nghiệm cho 03 tổ chức kiểm định (Công ty CP Nước sạch Bắc Giang, Công ty TNHH Vật tư Ngành nước Phú Thịnh, Công ty CP Tập đoàn FEC; áp dụng hệ thống ISO 9001 cho 01 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu (Công ty CP Xây dựng Thành Đô).

- Tổ chức đào tạo cho các cán bộ của doanh nghiệp tham gia chương trình đảm bảo đo lường về phương pháp đo, hướng dẫn sử dụng cân định lượng, hướng dẫn thực hiện phép đo xăng dầu, ước lượng độ không đảm bảo đo, xác nhận giá trị sử dụng của các phương pháp, đảm bảo đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn ..., các quy định pháp luật về đo lường, quy định về triển khai Đề án 996 trong doanh nghiệp.

Ngoài những kết quả đạt được, việc triển khai Đề án 996 còn có những hạn chế.

Thứ nhất, chưa thu hút được doanh nghiệp tham gia, lãnh đạo doanh nghiệp chưa quan tâm.

Nhìn chung qua đánh giá kết quả thực hiện đề án 966 năm 2022, tỉnh hình triển khai thực hiện năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Kinh nghiệm kết quả triển khai thực hiện đề án 996 03 năm của tỉnh Thái Nguyên với 03 DN có điều  kiện về chuyên môn, trình độ, phương pháp quản lý đo lường ở các mức độ khác nhau bước đầu nhận thấy: đối với các doanh nghiệp có trình độ, công nghệ sản xuất còn giản đơn, quy mô doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã thì do nhận thức còn hạn chế, đầu tư cho công nghệ, đào tạo con người, đầu tư trang thiết bị đo lượng chưa cao; Ngược lại, Các doanh nghiệp lớn, có nhiều phép đo thì việc triển khai chương trình hỗ trợ theo 996 chưa có nhiều nội dung thực hiện; Các DN có trình độ công nghệ cao, lãnh đạo công ty đã quan tâm thực hiện các quy định trong quá trình sử dụng PTĐ để kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa thì Đề án 996 ít có nội dung hỗ trợ.

Thứ hai, đội ngũ triển khai Đề án ở các trung ương và địa phương còn thiếu số lượng, thiếu kinh nghiệm. Trên cả nước hiện có 19 chuyên gia đủ điều kiện cấp chứng chỉ và đủ điều kiện tham gia tư vấn chương trình đảm bảo đo lường trong doanh nghiệp.

Thứ ba, văn bản pháp luật còn chưa có quy định về cơ chế tài chính. việc hỗ trợ doanh nghiệp đang thực hiện theo cơ chế vận dụng, hoặc áp dụng theo hình thức đề tài khoa học, nhiều thủ tục, giấy tờ, doanh nghiệp ngại tham gia.

Để đẩy mạnh việc thực hiện chương trình đảm  bảo đo lường trong doanh nghiệp, cần một số giải pháp

Thứ nhất, tăng cường đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến quy định của Đề án 996 đến cộng đồng doanh nghiệp, nâng cao nhận thức của tổ chức cá nhân về hiệu quả áp dụng chương trình đảm bảo đo lường trong doanh nghiệp.

Thứ hai, tăng cường đào tạo đội ngũ chuyên gia, tư vấn Đề án 996 để thúc đẩy hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên cử các cán bộ tham gia các khóa đào tạo về đo lường, đề án 996 ở cả trung ương và tổ chức các lớp đào tạo tại địa phương.

Thứ ba, đề xuất các cơ quan cấp trên tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho việc áp dụng chương trình đảm bảo đo lường trong doanh nghiệp.

Hoạt động triển khai áp dụng Chương trình đảm bảo đo lường hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa là hoạt động cần thiết, rất cần sự quan tâm, chỉ đạo, hưởng ứng của lãnh đạo các doanh nghiệp; sự chung tay của các cấp, các ngành trong phối hợp triển khai thực hiện. Việc triển khai hiệu quả Chương trình giúp doanh nghiệp, tổ chức nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế./.

Mạc Thị Kim Thoa – Chi cục TCĐLCL

Statistical Access Statistical Access

User Online: 11,528
Total visited in day: 9,299
Total visited in Week: 12,260
Total visited in month: 110,515
Total visited in year: 790,792
Total visited: 12,731,633