Ứng dụng khoa học công nghệ - bảo tồn, phát triển sản phẩm sâm Nam Núi Dành

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Sau 08 năm triển khai đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên về cây sâm Nam Núi Dành, đến nay, diện tích sâm nam đã tăng lên 71,5ha. Các sản phẩm chế biến sâu từ cây sâm Nam cũng được sản xuất thử nghiệm và thương mại trên thị trường.

Ảnh: Mô hình trồng sâm Nam Núi Dành tại huyện Tân Yên

Ứng dụng khoa học công nghệ -  hình thành vùng sản xuất tập trung

Cây sâm Nam “núi Dành” hay còn gọi là “Cát Sâm” được phân bố trên địa bàn 2 xã Liên Chung và Việt Lập, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, là một loài sâm hiếm có nhiều hoạt chất quý: saponin, flavonoid, acid hữu cơ, acid amin và saccharid. Theo kết quả nghiên cứu, hàm lượng dược tính của Sâm Nam Núi Dành bằng với sâm Hàn Quốc và bằng 1/3 sâm Ngọc Linh.

Giai đoạn 2016-2022, từ nguồn ngân sách khoa học công nghệ của Trung ương và địa phương, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về cây sâm Nam đã được triển khai thực hiện.

Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá, bảo tồn nguồn gen cây sâm nam núi dành phân bố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” do Viện Di truyền triển khai thực hiện  năm 2015. Kết quả nghiên cứu đã định danh, phân loại, xác định dược tính và đề xuất các phương án bảo tồn nguồn gen cây sâm Nam Núi Dành. Đề tài cũng nghiên cứu thành công phương pháp nhân giống cây sâm Nam Núi Dành.

Dự án “Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho cây sâm Nam ‘núi Dành’ dùng cho sản phẩm sâm Nam huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” thuộc Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 đã tài trợ cho Trung tâm Đất và Phân bón vùng trung du thực hiện năm từ năm 2017. Đích cuối cùng của dự án không chỉ là chỉ dẫn địa lý “Núi Dành” được cấp cho sản phẩm sâm Nam mà là hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng ổn định, qua đó thu hút thêm lao động tham gia vào hệ thống, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Ngày 02/8/2021, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 3228/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sâm nam núi Dành. Ủy ban nhân dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.

Từ các chương trình hỗ trợ khác nhau, diện tích sâm Nam Núi Dành được tăng lên, hình thành vùng sản xuất tập trung. Tính đến hết năm 2022, tổng diện tích sâm toàn huyện đạt 71,5 ha (riêng năm 2022 diện tích trồng mới là 47,5 ha), tập trung tại xã Liên Chung và Việt Lập. Nhiều mô hình sản xuất sâm theo GACP-WHO, hữu cơ được đầu tư nhân rộng.  Việc triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và bảo hộ thành công chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Sâm Nam Núi Dành đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các doanh nghiệp và người dân.

Ảnh: Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương cùng các đại biểu trồng sâm tại khu vực trồng sâm của HTX Sâm núi Dành Đức Hạnh (Nguồn: Báo Bắc Giang)

Liên kết, sản xuất chế biến sâu là giải pháp phát triển bền vững

Năm 2022, Hợp tác xã Đức Hạnh – xã Liên Chung, huyện Tân Yên đã liên kết với Công ty cổ phần tập đoàn Sâm Việt Nam và Viện nghiên cứu Đào tạo và tư vấn khoa học công nghệ triển khai xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất theo quy trình hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, gắn với chế biến sâu. Hiện HTX đã trồng được khoảng 4 ha theo quy trình này, sau khoảng 3 năm, HTX sẽ kiểm nghiệm chất lượng, phân tích thành phần dược tính trong hoa và củ sâm từ đó liên kết với hộ dân mở rộng diện tích theo quy trình chuẩn.

Năm 2022, sản phẩm củ sâm (từ 3-5 năm tuổi) đạt khoảng 3,7 tấn, giá bán từ 1,5-2 triệu đồng/kg, hoa sâm khô đạt 5,5 tấn, giá bán từ 0,8-1 triệu đồng/kg; hiệu quả kinh tế đạt hơn 6 tỷ đồng/ha/chu kỳ sản xuất.

Ngoài việc bán thô, HTX còn chế biến ra các sản phẩm từ sâm Nam như: Rượu sâm từ củ và hoa, trà hoa sâm, tinh chất sâm thượng hạng Star SaViNa, trà sâm dạng hòa tan, dầu gội Thảo Mộc Sâm, trà sâm Tây Yên Tử, thuốc viên sáng mắt sâm Nam núi Dành, nước uống tăng lực sâm Nam núi Dành,…

Tại buổi thăm, chỉ đạo sản xuất đầu năm - Xuân Quý Mão 2023 tại huyện Tân Yên, đồng chí Lê Ánh Dương - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành Sở Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và PTNT, Công thương: Sớm nghiên cứu, phân tích dược tính để biết ưu điểm của từng loại sâm trên địa bàn, qua đó công bố các dược tính của loại sâm này; quan tâm nâng cao công nghệ sản xuất giống, chế biến và xây dựng thành công thương hiệu cho sâm núi Dành; xây dựng quy trình nhân giống, chăm sóc, chế biến, đặc biệt là khâu quản lý giống, không để bị thoái hóa, lẫn tạp; nghiên cứu, đưa ra quy trình sản xuất chung theo hướng hữu cơ; nghiên cứu phát triển thuốc bảo vệ thực vật riêng cho cây sâm, đồng thời tận dụng các sản phẩm phụ như thân, lá phục vụ chăn nuôi, từ đó nâng cao giá trị cho cây sâm và tăng thêm thu nhập cho người trồng sâm; xây dựng chiến lược quảng bá cho sâm núi Dành. Chủ động giúp địa phương, DN, HTX kết nối với các DN chế biến dược phẩm để đưa sâm vào chế biến sâu.

Tập trung liên kết, sản xuất chế biến sâu sản phẩm là giải pháp phát triển bền vững. Cũng là bước tiến để đưa sản phẩm sâm núi Dành vào cuộc sống hằng ngày của người dân, trước hết là người dân Tân Yên, sau đó lan tỏa ra các tỉnh và ngoài nước./.

Hoàng Thoa

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

アクセス中: 24,101
1日当たりのページのアクセス回数: 602
1週間当たりののページのアクセス回数: 601
1か月当たりのページのアクセス回数: 98,856
1年間当たりのページのアクセス回数: 779,133
ページのアクセス回数 : 12,719,974