Tổng hợp kết quả đề tài “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá trình độ công nghệ của một số ngành kinh tế chủ lực trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”

|
Views:
dark-mode-label OFF
Font size: A- A A+
Đọc bài viết

Đề tài:

 “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá trình độ công nghệ của một số ngành kinh tế chủ lực trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Trần Văn Bình

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (Số 01, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 3/2012 đến tháng 12/2012

Kinh phí thực hiện đề tài: 477.700.000 đồng

I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:

- Điều tra, đánh giá hiện trành trình độ công nghệ một số ngành công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Nghiên cứu để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá trình độ công nghệ một số ngành công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Xây dựng phần mềm để cập nhật cơ sở dữ liệu đã điều tra về trình độ công nghệ một số ngành công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Đề xuất định hướng giải pháp khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên kết quả phân tích thực trạng những điểm mạnh và điểm yếu về trình độ công nghệ của các doanh nghiệp, các ngành trong tỉnh, só sánh đối chiếu với một số tỉnh bạn, kết hợp với chiến lực phát triển chung của tỉnh, của ngành; chiến lược sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tiềm năng về tài chính, nhân lực, những thuận lợi về cơ chế, chính sách của tỉnh.

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

1 - Kết quả điều tra, phân tích và đánh giá trình độ công nghệ:

a. Kết quả điều tra: tài đã thu thập thông tin từ  261 doanh nghiệp thuộc các ngành nghề, các thành phần kinh tế đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Sau hội thảo về phương pháp luận, nhóm nghiên cứu đã hoàn chỉnh mẫu phiếu thu thập thông tin và phối hợp với sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tiến hành làm việc với các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh nhằm xác định số lượng và danh sách cụ thể của các doanh nghiệp của từng nhóm ngành thuộc diện khảo sát và thống nhất được quy trình tổ chức điều tra sát thực tế với sự tham gia trực tiếp của các Ban, ngành chức năng của tỉnh cho thấy:

Bảng 2.2:  Cơ cấu các doanh nghiệp điều tra theo ngành nghề

Stt

Nhóm ngành

Số lượng DN

Tỉ lệ (%)

1

Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng

60

24.59%

2

Chế biến nông-lâm sản, thực phẩm

51

20.90%

3

Khai thác và chế biến khoáng sản

3

1.23%

4

Nhựa, hóa chất và dược phẩm

18

7.38%

5

Dệt – may, da giày

34

13.93%

6

Cơ khí, chế tạo máy

46

18.85%

7

Thiết bị điện – điện tử

21

8.61%

8

Sản xuất giấy, bao bì

11

4.51%

 

Tổng

244

100.00%

Bảng 2.3: Cơ cấu các doanh nghiệp điều tra theo loại hình doanh nghiệp

TT

Loại hình DN

Số lượng

Tỉ lệ (%)

1

DNNN

4

1,6%

2

DNTN

23

9,4%

3

Công ty TNHH

89

36,5%

4

Công ty CP

79

32,4%

5

Công ty liên doanh

3

1,2%

6

DN 100% vốn nước ngoài

36

14,8%

7

Khác

10

4,1%

 

Tổng cộng

244

100.00%

Cơ cấu điều tra như đã thực hiện không phải nhằm mục tiêu đại diện cho các doanh nghiệp theo theo nhóm ngành, loại hình doanh nghiệp hoặc theo khu công nghiệp. Mục tiêu của đề tài là thu thập thông tin từ các doanh nghiệp trên cơ sở đó xây dựng cơ sở dữ liệu dạng trang thông tin điện tử (Web) giúp cho việc theo dõi, cập nhật và truy xuất thông tin phục vụ cho công tác quản lý. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài này sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang có thể tiếp tục cập nhật nhằm mục tiêu đưa lên trang web thông tin của tất các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chỉ khi nào có được đầy đủ các thông tin về đối tượng nghiên cứu chúng ta mới nắm bắt được đối tượng và có cơ sở ra được các quyết định để điều khiển nó trong quá trình phát triển.

b. Phân tích các chỉ số hiện trạng công nghệ cuả tỉnh: Trên cơ sở giá trị T, H, I, O và TCC của từng doanh nghiệp, kết hợp với tỉ trọng doanh thu của từng doanh nghiệp chúng ta có thể tính toán các chỉ số trên cho từng nhóm ngành, từng loại hình doanh nghiệp hoặc theo từng khu công nghiệp. Kết quả phân tích theo nhóm ngành được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.4: Phân tích công nghệ theo nhóm ngành

TT

Tên nhóm ngành

TCC

T

H

I

O

1

Xây dựng và sản xuất VLXD

0,5844

0,6934

0,4418

0,6540

0,6291

2

Chế biến nông-lâm sản, thực phẩm

0,6548

0,7582

0,4684

0,7712

0,7199

3

Khai thác và chế biến khoáng sản

0,6761

0,7396

0,4514

0,8763

0,7626

4

Nhựa, hóa chất và dược phẩm

0,6598

0,7613

0,4706

0,7978

0,6972

5

Dệt – may, da giày

0,6779

0,8073

0,4984

0,7939

0,6983

6

Cơ khí, chế tạo máy

0,6151

0,6876

0,5238

0,6807

0,6032

7

Thiết bị điện – điện tử

0,7058

0,7236

0,5721

0,7890

0,8041

8

Sản xuất giấy, bao bì

0,6350

0,7056

0,4642

0,7625

0,7060

 

Trung bình toàn tỉnh

0,6694

0,7367

0,5183

0,7699

0,7325

Nguồn: Tổng hợp theo kết quả điều tra

Các đồ thị dưới đây cho chúng ta thấy cái nhìn tổng quan nhất về hiện trạng công nghệ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Hình 2.1: Hệ số đóng góp của công nghệ TCC toàn tỉnh

Chỉ số “Hệ số đóng góp của công nghệ” (TCC) có giá trị ở mức trung bình khá (TCC=0,6694). Trong đó các chỉ số thành phần “Kỹ thuật” (T), “Con người” (H), “Thông tin” (I), “Tổ chức” (O) có giá trị tương ứng (0,7367; 0,5183; 0,7649; 0,7325). Ba thành phần T (Technoware), H (Humanwere) và I (Infoware) đạt ở mức khá, còn thành phần H (Humanware) đạt ở mức trung bình. Một điểm đặc biệt là sự chênh lệc về chỉ số đóng góp công nghệ TCC giữa các nhóm ngành của Bắc Giang không nhiều.

Nhóm ngành có chỉ số thấp nhất là Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng với chỉ số TCC đạt 0,5844 còn nhóm ngành có chỉ số TCC cao nhất là Thiết bị điện-điện tử đạt 0,7058. Là địa phương không có nhiều dự án đầu tư nước ngoài như ở Đồng Nai, Hải Phòng nên sự chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các loại hình doanh nghiệp không quá lớn, số lượng các doanh nghiệp có chỉ số đóng góp công nghệ TCC dưới mức trung bình không nhiều. Tuy nhiên ở Đồng Nai có những doanh nghiệp sản xuất có trình độ công nghệ rất cao với chỉ số TCC = 0,8527, hoặc TCC cao nhất ở Hải Phòng là 0,8122, nhưng ở Bắc Giang doanh nghiệp có chỉ số công nghệ cao nhất lại thuộc lĩnh vực Điện – điện tử với TCC= 0,7675 thấp hơn so với doanh nghiệp dẫn đầu ở 2 địa phương đã khảo sát. Một số doanh nghiệp có chỉ số đóng góp công nghệ TCC dưới mức trung bình, mức thấp nhất TCC chỉ đạt 0,3912.

c. Đánh giá chung về hiện trạng trình độ công nghệ: Từ những kết quả phân tích chung cũng như theo từng nhóm ngành, từng loại hình doanh nghiệp chúng ta có thể rút ra các kết luận sau:

- Với hệ số đóng góp công nghệ TCC trung bình đạt 0,6694 của 244 doanh nghiệp được khảo sát chúng ta có thể kết luận hiện trạng trình độ công nghệ chung đạt mức trung bình khá. Người đọc có thể có cảm nhận dường như các chỉ số phản ánh trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là tương đối cao. Điều này có thể lý giải được vì 244 doanh nghiệp được khảo sát là các doanh nghiệp bang hoạt động được trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay. Đây là các doanh nghiệp có quy mô, có trình độ công nghệ khá và tình hình sản xuất kinh doanh tương đối tốt trên địa bàn tỉnh.

- Hệ số đóng góp công nghệ của các nhóm ngành, các loại hình doanh nghiệp nhìn chung khá đồng đều, ít có sự chênh lệch, tương tự như kết quả nghiên cứu ở Đồng Nai.

- Số doanh nghiệp có hệ số đóng góp công nghệ dưới mức trung bình cũng như mức chênh lệch giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Bắc Giang không nhiều. Đây là kết quả khác hẳn so với Đồng Nai (Trong số 252 doanh nghiệp trong nước được khảo sát thì có đến 135 doanh nghiệp (chiếm 53,57%) có hệ số đóng góp công nghệ TCC dưới mức trung bình).

- Chỉ số Thành phần nguồn nhân lực ở Bắc Giang tuy ở mức trung bình, nhưng cao hơn kết quả khảo sát ở Đồng Nai (0,5163 so với 0,3948). Ở Hải Phòng chỉ số này tốt hơn (0,5622).

2. Xây dựng phần mềm cập nhật cơ sở dữ liệu đã điều tra về trình độ công nghệ.

Đã xây dựng hoàn thiên phần mềm cơ sở dữ liệu có giao diện web để quản lý, tính toán và cập nhật trình độ công nghệ của các doanh nghệp, ứng dụng vào công tác quản lý, phân tích năng lực công nghệ của từng doanh nghiệp theo nhóm ngành; loại hình doanh nghiệp; các khu, cụm công nghiệp và khu vực địa lý.

3. Một số đề xuất định hướng chiến lược nâng cao trình độ công nghệ  và phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Bám sát định hướng phát triển và xuất phát từ những phân tích hiện trạng các ngành công nghiệp, nhóm nghiên cứu đưa ra một số đề xuất sau:

1. Bắc Giang cần nghiên cứu hình thành các khu công nghiệp tập trung có định hướng chuyên môn hóa. So với Đồng Nai thì số lượng cũng như hệ số điền kín các khu công nghiệp của thành phố còn quá khiêm tốn. Mặc dù vậy rút kinh nghiệm của nhiều địa phương đã và đang tiến hành các chiến dịch thu hút đầu tư, Bắc Giang không nên thực hiện chính sách thu hút đầu tư bằng mọi giá mà cần phải có tính toán lựa chọn những ngành mà tỉnh có lợi thế như : công nghiệp điện tử, công nghiệp chế biến nông - lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, giày da, may mặc, cơ khí, nhằm khai thác tối đa tiềm năng sẳn có của địa phương. Cần đặc biệt chú trọng vào chiến lược phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cung cấp phụ tùng chi tiết cho các hãng sản xuất lớn đang có mặt trên địa bàn như Sumsung, Canon, Foxconm (điện tử); Honda, Toyota, Yahama (cơ khí, nhựa).

- Thực hiện xây dựng Quy hoạch phát triển Công nghiệp phụ trợ trên địa bàn; đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng giao thông, vận tải, các kho tàng, điểm tập trung hàng hoá hệ thống điện nước, viễn thông, và giá thuê mặt bằng phù hợp,…để gia tăng điều kiện phát triển công nghiệp; hình thành các cụm công nghiệp hoạt động sản xuất hàng phụ trợ có trang thiết bị, công nghệ tiên tiến gắn với các khu vực có các ngành công nghiệp chủ lực phát triển. Bên cạnh đó tỉnh cần hình thành tổ chức làm chức năng kết nối các doanh nghiệp nước ngoài với các doanh nghiệp nội địa trong việc phát triển sản xuất sản phẩm phụ trợ thông qua việc sử dụng sản phẩm phụ trợ giữa các doanh nghiệp; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với các Viện nghiên cứu chuyên ngành triển khai nghiên cứu, thực nghiệm các đề tài, dự án… phục vụ phát triển công nghiệp phụ trợ.

- Nhằm tạo nguồn tài chính hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ và khuyến khích sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với các tổ chức KH&CN trong nước, tạo nguồn lực nội sinh cho phát triển KH&CN quốc gia và tỉnh cần thành lập Quỹ đổi mới công nghệ. Mục đích thành lập quỹ:

·         Tạo nguồn tài chính cho các doanh nghiệp và các ngành sản xuất trên địa bàn thành phố  vay để đầu tư cho các dự án đổi mới công nghệ;

·         Tài trợ khuyến khích sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với các trường đại học, các viện nghiên cứu trong nước trong quá trình chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao năng lực nội sinh cho phát triển KH&CN;

·         Xúc tiến các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm KH&CN đến các doanh nghiệp.

- Mô hình quỹ hoạt động theo nguyên tắc hợp tác công – tư. Chính quyền tỉnh là người khởi xướng, khuyến khích và huy động các tổ chức, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đóng góp vốn thành lập và quản lý quỹ. Các đối tác tham gia quỹ là các ngân hàng, các quỹ đầu tư, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư tư nhân, các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. Các đối tác tham gia quỹ dưới hình thức cam kết đóng góp một hạn mức tài chính cho các doanh nghiệp vay để đầu tư đổi mới công nghệ. Có thể kèm theo cam kết với mức lãi suất ưu đãi. Phần đóng góp tài chính hàng năm của các cấp chính quyền cho quỹ là toàn bộ phần tài trợ (bảo lãnh vốn vay, tài trợ lãi suất, tài trợ một phần vốn đầu tư, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, …) nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ. Ngoài ra quỹ còn có thể tận dụng các nguồn tài trợ của quốc gia, của các tổ chức quốc tế cho các doanh nghiệp của Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất sạch hơn, đầu tư đổi mới công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiểm môi trường, ... Quản lý quỹ cần có Hội đồng quản trị bao gồm đại diện của các đơn vị chủ chốt tham gia đóng góp tài chính cho quỹ. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ phê duyệt hạn mức, thời hạn, mức lãi suất của các dự án trên có sở đánh giá thẩm định của cơ quan tư vấn.

- Để giúp cho các doanh nghiệp có định hướng đúng trong quá trình đổi mới công nghệ, tỉnh cần nghiên cứu cho thành lập các Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật có nhiệm vụ tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các công nghệ phù hợp; phát triển và hoàn thiện các ý tưởng về sản phẩm, dịch vụ và cải tiến dây chuyền công nghệ sản xuất; phát triển sản phẩm mới; kiểm định chất lượng sản phẩm, ... Đây là những dịch vụ hỗ trợ không thể thiếu nếu tỉnh muốn phát triển nhanh hơn nữa cả về số lượng lẫn chất lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Ở cấp quốc gia, Cục doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xúc tiến thành lập các Trung tâm này cho một số địa phương. Bắc Giang hoàn toàn có thể dựa vào đó để xây dựng đề án cho tỉnh.

 Hoàng Thoa (T/H)

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

User Online: 11,024
Total visited in day: 2,333
Total visited in Week: 20,016
Total visited in month: 92,717
Total visited in year: 772,994
Total visited: 12,713,835