Phát huy vai trò của Khoa học Công nghệ trong xây dựng nông thôn mới

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một Chương trình mang tính toàn diện, tổng hợp của các chương trình mục tiêu liên quan trực tiếp đến kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước để giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một Chương trình mang tính toàn diện, tổng hợp của các chương trình mục tiêu liên quan trực tiếp đến kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước để giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chương trình đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, được người dân đồng tình ủng hộ cao vì tính hiệu quả của nó. Tỉnh Bắc Giang là một trong 11 địa phương đầu tiên trong cả nước được triển khai xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới tại xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang. Đến nay, mô hình này đã được nhân rộng trong phạm vi 40 xã trong toàn tỉnh và bước đầu đã có nhiều kết quả rõ nét.


Trong thời gian qua tỉnh đã ban hành nhiều đề án, dự án, chính sách thuộc Chương trình như: Đề án phát triển lúa lai, lúa chất lượng tỉnh Bắc Giang đến năm 2014; đề án phát triển sản xuất nấm tỉnh Bắc Giang; đề án phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012 - 2015; đề án hỗ trợ chăn nuôi gà đồi Yên Thế theo hướng VietGAP và quy định mức hỗ trợ đầu tư một số hạng mục, công trình ở các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Tổng số có 11 đề án, chính sách, dự án phục vụ Chương trình đã được các cấp có thẩm quyền ban hành. Cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và ban hành các đề án, dự án, chính sách phục vụ Chương trình giai đoạn 2011 - 2015.


Chương trình đã tập trung chỉ đạo sản xuất và nâng cao chất lượng, hiệu quả 08 sản phẩm nông nghiệp hàng hóa bao gồm: Cây vải, cây lúa chất lượng; cây rau chế biến, rau an toàn; cây lạc; cây lấy gỗ; con lợn, con gà và con cá. Việc xây dựng mô hình phát triển sản xuất tại các xã xây dựng nông thôn mới là nội dung quan trọng nhằm góp phần tăng thu nhập cho người nông dân. Năm 2012 trên địa bàn 40 xã xây dựng mô hình nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 đã xây dựng được 90 mô hình phát triển sản xuất từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất. Trong đó có 70 mô hình trồng trọt, 11 mô hình chăn nuôi, 6 mô hình cơ giới hóa, 2 mô hình trồng nấm ăn, 1 mô hình đào tạo nghề.


Việc thực hiện Chương trình nông thôn mới đã được Sở Khoa học và Công nghệ quan tâm đưa vào các hoạt động nghiên cứu - ứng dụng khoa học và công nghệ của tỉnh. Nhiều mô hình, đề tài, dự án đã được các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn, từng bước tiến tới xây dựng mô hình nông thôn mới. Các cấp, các ngành, các địa phương tích cực phối kết hợp để triển khai các hoạt động nghiên cứu- ứng dụng khoa học và công nghệ. Tiêu biểu như dự án “Ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang” do Sở Khoa học và Công nghệ trực tiếp chủ trì triển khai thực hiện. Cây cà chua thích ứng với đồng đất xã Tân Thịnh, năng suất trung bình đạt 45 - 47 tấn/ha, thu nhập bình quân đạt 200 - 300 triệu đồng/ha/vụ, được Chính quyền địa phương và người dân đánh giá cao. Tổng kinh phí dự án là 1.105,376 triệu đồng, trong đó kinh phí của tỉnh 632,848 triệu đồng, còn lại đối ứng của người dân. Triển khai xây dựng được 06 mô hình thử nghiệm tiến bộ khoa học và công nghệ trong xử lý phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ với tổng kinh phí hơn 500 triệu đồng, quy mô trên 5 ha tại các xã thuộc các huyện Việt Yên, Tân Yên và Lạng Giang bước đầu đem lại hiệu quả về kinh tế, xã hội đồng thời nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật cho người nông dân, tạo tập quán, thói quen trong việc ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất và đời sống. Bên cạnh đó còn góp phần giảm thiểu việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, làm cân bằng môi trường sinh thái, tạo ra sản phẩm sạch nhằm bảo vệ sức khoẻ con người. Phối hợp với UBND huyện Yên Dũng đề xuất cho Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt triển khai dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ mới xử lý nước mặt để cấp nước sạch tập trung tại xã Lão Hộ, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng, trong đó kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp Khoa học và Công nghệ Trung ương là 3,1 tỷ đồng, kinh phí từ ngân sách tỉnh là hơn 1,19 tỷ đồng, nguồn khác là 6,9 tỷ đồng.


Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình vẫn còn một số khó khăn, tồn tại như: Diện tích, sản lượng, quy mô sản xuất của một số sản phẩm chưa đủ lớn, tỷ lệ cơ giới hóa trong các khâu còn thấp; thiếu công nghệ chế biến, bảo quản, đóng gói; thị trường của hầu hết các sản phẩm trong số 8 sản phẩm nông nghiệp hàng hóa thuộc Chương trình thiếu ổn định, khả năng cạnh tranh chưa cao. Chưa xây dựng được vùng chăn nuôi tập trung gắn với phát triển các cơ sở chế biến, giết mổ tập trung. Do vậy trong thời gian tới, hoạt động khoa học và công nghệ cần tiếp tục có những tác động mạnh mẽ vào những vấn đề tồn tại nêu trên. Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các đề án, dự án, cơ chế chính sách đã ban hành. Đẩy mạnh công tác tập huấn kỹ thuật, chuyển giao khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, khuyến khích người dân mở rộng quy mô sản xuất vải, chăn nuôi gà, cá theo tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Tham mưu cho UBND tỉnh các nhiệm vụ khoa học và công nghệ triển khai Chương trình “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2011-2015 và xây dựng cánh đồng mẫu lớn để tạo điều kiện áp dụng cơ giới hóa và giảm chi phí đầu tư cho sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân.


Thực tế đã chứng minh Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một Chương trình phù hợp với đòi hỏi thực tiễn. Để góp phần thực hiện thành công Chương trình cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Trong đó khoa học và công nghệ cũng đóng góp một phần quan trọng làm nên thành công của Chương trình, từng bước làm thay đổi diện mạo cũng như phương thức tổ chức sản xuất của người dân theo hướng hiệu quả, công nghiệp hóa, hiện đại hóa./.

  

Lê Thị Thanh Lợi

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 9,493
Tổng số trong ngày: 4,143
Tổng số trong tuần: 17,604
Tổng số trong tháng: 115,859
Tổng số trong năm: 796,136
Tổng số truy cập: 12,736,977