Nghiệm thu 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ về lĩnh vực lâm nghiệp

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết

Ngày 21/5, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức nghiệm thu 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ về lĩnh vực lâm nghiệp. Mục tiêu của các đề tài, dự án là nghiên cứu, thử nghiệm và nhân giống các giống bạch đàn UG24, UG54 và Keo tai tượng xuất xứ từ Pongaki giúp chủ động nguồn giống và bổ sung các bộ giống tốt vào cơ cấu giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay.

Ảnh: Đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang trình bày báo cáo tại Hội đồng

Đề tài “Nghiên cứu, trồng thử nghiệm các giống bạch đan lai UG24 và UG54 có năng suất cao đã được công nhận vào trồng rừng sản xuất tại tỉnh Bắc Giang” do Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang chủ trì thực hiện. Đến thời điểm hiện tại, đề tài đã: Xây dựng được mô hình trồng thử nghiệm 6.35 ha giống Bạch đàn UG24 và GU54 tại huyện Sơn Động và Yên Thế, tỷ lệ sống đạt trên 90% sau 2 năm tuổi, tốc độ sinh trưởng và sinh khối gỗ cao hơn các giống bản địa; xây dựng mô hình vườn cây đầu dòng quy mô 2.000 m2 tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế cung cấp hom giống 2 giống, tỷ lệ nhân giống đạt trên 68%, vụ năm 2019, đã nhân được 50.000 cây giống để cung cấp cho một số hộ dân trên địa bàn huyện Yên Thế; chuyển giao kỹ thuật sản xuất cây giống và trồng rừng thâm canh 2 giống bạch đàn cho người dân.

Hội đồng đánh giá cao sự tích cực của cơ quan chủ trì và nhóm nghiên cứu, kết quả đề tài đáp ứng mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, đối với báo cáo kết quả, chủ nhiệm đề tài cần sửa và bổ sung các nội dung như thực trạng trồng bạch đàn trên địa bàn tỉnh qua các năm; đánh giá tình hình sâu bệnh hai đối với mô hình, hình thái của cây; hiệu quả kinh tế cụ thể; bổ sung điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu vùng triển khai mô hình; làm rõ khả năng nhân rộng. Bên cạnh đó, cơ quan chủ trì cũng cần tiếp tục theo dõi mô hình đến hết chu kỳ trồng để có kết quả cụ thể.  Hội đồng thống nhất nghiệm thu đề tài với kết quả đạt yêu cầu.

Ảnh: Thành viên phản biện phát biểu ý kiến tại Hội đồng

Dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc tạo giống và trồng thâm canh rừng kinh tế bằng giống Keo tai tượng xuất xứ Pongaki tại tỉnh Bắc Giang” do Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ thực hiện. Sua 3 năm thực hiện, dự án đã xây dựng được 03 ha mô hình vườn giống thế hệ hai tại xã Chu Điện, huyện Lục Nam, tỷ lệ sống đạt trên 95%, cây sinh trưởng và phát triển tốt; xây dựng 3 mô hình quy mô 40 ha bằng giống Keo tai tượng xuất xứ Pongaki; đạo tạo các kỹ thuật viên chăm sóc vườn giống và tập huấn quy trình trồng giống Keo tai tượng cho bà con nông dân.

Giống Keo tai tượng xuất xứ từ Pongaki có ưu điểm nổi trội so với giống keo thông thường như: Rút ngắn chu kỳ kinh doanh trồng rừng, cây sinh trưởng phát triển nhanh, chống chịu với sâu bệnh tốt hơn, năng suất tăng ít nhất 20% (trung bình có thể đạt từ 20-25m3/ha/năm), giá trị kinh tế cao hơn từ 20-25 %...

Ảnh: Quang cảnh Hội đồng

Tại Hội đồng, các thành viên đánh giá cao hiệu quả kinh tế và xã hội mang lại từ dự án. Trồng keo sẽ giúp cải tạo hệ sinh thái rừng, cải thiện tiểu khí hậu, đất đai nơi trồng, hạn chế dòng chảy chống xói mòn, trả lại một lượng cành khô, lá rụng cho đất. Để hoàn thiện báo cáo, Hội đồng đề nghị cơ quan chủ trì hoàn thiện hồ sơ để công nhận vườn giống; thống nhất các số liệu trong báo cáo, có so sánh đánh giá với mô hình đối chứng; hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc phù hợp với điều kiện khí hậu của tỉnh Bắc Giang đồng thời nêu rõ quy trình xử lý sâu bệnh trong quy trình. Dự án được nghiệm thu với kết quả đạt yêu cầu./.

PV

 

Statistical Access Statistical Access

User Online: 17,548
Total visited in day: 1,609
Total visited in Week: 1,608
Total visited in month: 99,863
Total visited in year: 780,140
Total visited: 12,720,981