Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng nhờ ứng dụng khoa học và công nghệ

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Những năm gần đây tỉnh Bắc Giang có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức phát triển kinh tế rừng theo hướng bền vững. Trong đó, có hỗ trợ kinh phí triển khai các đề tài, dự án ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và trồng thâm canh các giống cây lâm nghiệp.

Ảnh: Mô hình sản xuất cây giống bằng giá thể bầu hữu cơ siêu nhẹ tại Công ty TNHH Một Thành viên Lâm nghiệp Lục Nam

Nâng cao giá trị trên cùng diện tích sản xuất

Năm 2017, Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang được phê duyệt triển khai đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giá thể bầu hữu cơ trong nhân giống cây keo, bạch đàn nhằm nâng cao hiệu quả trồng rừng và thúc đẩy phát triển kinh tế lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang". Đến nay, sản phẩm bầu hữu cơ vẫn đang đang được triển khai và ứng dụng rộng rãi. Theo đánh giá, so với phương pháp truyền thống nhân giống bằng bầu đất, dùng bầu ươm cây giống lâm nghiệp có giá thể làm từ các chất hữu cơ và vỏ bầu được làm từ chất liệu tự tiêu là một biện pháp kỹ thuật mới, mang tính sáng tạo. Biện pháp kỹ thuật này nhằm tạo môi trường dinh dưỡng tốt, tăng tỉ lệ sống, thúc đẩy cây con sinh trưởng sớm, nâng cao năng suất trồng rừng và kéo dài mùa vụ trồng. Bầu hữu cơ có một số ưu điểm như: Khả năng thoát nước, thoát khí, tăng độ thoáng khí cho rễ cây sinh trưởng, khối lượng nhẹ, quá trình vận chuyển bầu thuận lợi, rút ngắn giai đoạn cây con và năng suất trồng rừng cao.

Năm 2019, Anh Nguyễn Văn Bắc (SN 1982) ở thôn Cai Vàng, xã Đông Hưng (Lục Nam) trồng giống keo BV10 sản xuất bằng bầu hữu cơ, cây trồng có tỷ lệ sống hơn 95%, sinh trưởng vượt trội, nhanh khép tán so với diện tích đối chứng. Theo lời anh Bắc: Sử dụng giống được ương từ giá thể bầu hữu cơ giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ cây sống cao, chất lượng ổn định góp phần tăng thu nhập cho người trồng rừng. Do vỏ bầu tự phân hủy sau một thời gian trồng nên tăng độ màu mỡ cho đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường”.

Dự án “Ứng dụng KH&CN trong tạo giống, trồng thâm canh rừng kinh tế bằng giống keo tai tượng Pongaki” do Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ chủ trì thực hiện. Dự án đã đưa vào trồng thử nghiệm 40ha keo tai tượng Pongaki tại huyện Yên Thế và Lục Nam. Qua đánh giá, giống keo này có tốc độ sinh trưởng vượt hơn 25% so với giống đại trà. Dự án nghiên cứu, trồng thử nghiệm các giống bạch đàn lai UG24 và UG54 tại xã Tuấn Đạo (Sơn Động), Lục Sơn (Lục Nam) và Hồng Kỳ (Yên Thế) do Chi cục Kiểm lâm tỉnh cũng đạt được nhiều hiệu quả tích cực.

Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cho biết: “Giống bạch đàn lai UG24, UG54 có chất lượng đạt và vượt so với các giống trồng rừng thông thường, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Với 7-9 nghìn ha rừng trồng mới hàng năm, việc lựa chọn được giống tốt và năng suất cao hơn so với giống cũ từ 20-30% sẽ tăng thêm thu nhập cho người trồng rừng”.

Quan tâm nhân rộng

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 160 nghìn ha rừng và đang tiếp tục tăng khi mỗi năm ở địa phương trong tỉnh. Nắm bắt được nhu cầu của người trồng rừng, các hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất giống cây lâm nghiệp tích cực tìm hiểu, đưa các giống mới, kỹ thuật mới vào gieo, ươm. Mặc dù giá thành cao hơn song giống cấy mô có ưu điểm là sạch bệnh, sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị đổ ngã khi gặp thời tiết bất lợi, chu kỳ khai thác ngắn, hiệu quả cao hơn. Nhiều công nghệ sản xuất mới được các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh giống cây lâm nghiệp chủ động đưa vào áp dụng. Nhiền công ty lâm nghiệp đã chuyển đổi sang ươm giống bằng hình thức cấy mô thay thế cho phương thức giâm hom truyền thống. 

Ông Nguyễn Văn Kiêm, Giám đốc Công ty TNHH Một Thành viên Lâm nghiệp Lục Nam nói: “Ứng dụng KH&CN trong sản xuất giống cây lâm nghiệp góp phần mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm, nguồn thu nhập cho người dân, doanh nghiệp và thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp phát triển”.

Phát triển lâm nghiệp được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Là tỉnh miền núi, diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp là 153.739 ha, chiếm 40% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Trong đó, cùng với rừng đặc dụng và phòng hộ, rừng sản xuất chiếm tới gần 78% với 119.728ha.

Để sản xuất lâm nghiệp phát triển theo hướng bền vững, việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất rừng càng được quan tâm hơn nữa. Theo Sở Khoa học và Công nghệ: Vài năm gần đây, tỉnh Bắc Giang liên tục phê duyệt các nhiệm vụ liên quan đến lâm nghiệp. Để các dự án phát huy hiệu quả, khi thẩm định Sở luôn coi trọng yếu tố chuyển giao để nhân rộng. Quá trình triển khai, Sở thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực hiện"./.

Hoàng Thoa

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

アクセス中: 19,203
1日当たりのページのアクセス回数: 1,161
1週間当たりののページのアクセス回数: 1,160
1か月当たりのページのアクセス回数: 99,415
1年間当たりのページのアクセス回数: 779,692
ページのアクセス回数 : 12,720,533