Kết quả nổi bật của hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2008-2012

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Khoa học và công nghệ (KH&CN) là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nó có vai trò, tác động to lớn đến việc tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta nói chung, tỉnh Bắc Giang nói riêng. Chính vì vậy hoạt động KH&CN luôn được quan tâm, đầu tư và phát triển mọi mặt. Trong giai đoạn 2008-2012, được sự quan tâm của Bộ KH&CN, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, hoạt động KH&CN của tỉnh Bắc Giang đã thu được những kết quả nhất định trên nhiều lĩnh vực.

 Khoa học và công nghệ (KH&CN) là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nó có vai trò, tác động to lớn đến việc tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta nói chung, tỉnh Bắc Giang nói riêng. Chính vì vậy hoạt động KH&CN luôn được quan tâm, đầu tư và phát triển mọi mặt. Trong giai đoạn 2008-2012, được sự quan tâm của Bộ KH&CN, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, hoạt động KH&CN của tỉnh Bắc Giang đã thu được những kết quả nhất định trên nhiều lĩnh vực.


Công tác quản lý nhà nước về KH&CN được tăng cường từ tỉnh đến huyện, thành phố, đặc biệt việc phát triển doanh nghiệp KH&CN được quan tâm. Việc phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về KH&CN đã được cải tiến, hoàn thiện tổ chức bộ máy, quy định rõ chức năng , nhiệm vụ và trách nhiệm của Sở, cơ quan quản lý cấp huyện. Toàn tỉnh có 33 Hội đồng KH&CN các ngành, huyện được thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực KH&CN được ban hành (trong giai đoạn 2008 – 2012, đã có 09 văn bản quản lý được HĐND, UBND ban hành và được áp dụng vào thực tế).


Cơ chế chính sách tài chính cho KH&CN từng bước đổi mới. Quyền tự chủ về tài chính đã được xây dựng và bước đầu triển khai áp dụng đối với các tổ chức KH&CN (Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN; Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN; Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng). Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động KH&CN từng bước được tăng cường và đa dạng.


Hoạt động ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn được ưu tiên, đầu tư phát triển. Có nhiều kỹ thuật mới, nhiều giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất cao, chất lượng tốt, ổn định, phù hợp với từng vùng sinh thái đã được đưa vào khảo nghiệm, đánh giá và nhân ra sản xuất đại trà. Chú trọng sản xuất các sản phẩm sạch đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Sử dụng các kỹ thuật sản xuất thân thiện với môi trường nhằm phát triển nông nghiệp sinh thái (3 giảm, 3 tăng; GAP, IPM,…). Xác định các vùng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, mang tính chuyên canh để thuận lợi cho công tác chỉ đạo sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa (vùng vải thiều, cam đường canh, vùng rau an toàn, vùng gạo chất lượng cao, vùng chè, vùng nuôi gà, vùng dược liệu,….). Trong giai đoạn 2008 – 2012, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện 16 dự án KH&CN cấp nhà nước, 70 đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh, 384 đề tài, dự án, mô hình KH&CN cấp cơ sở. Các đề tài, dự án thực sự đem lại hiệu quả kinh tế xã hội, tạo ra chuỗi giá trị hàng hóa và thành vùng tập trung điển hình như: Dự án “Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Lục Ngạn cho sản phẩm vải thiều của tỉnh Bắc Giang” với diện tích hơn 6.500ha của 15/30 xã của huyện Lục Ngạn, hơn 10.000 hộ dân tham gia. Dự án đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, trong năm 2012, ước đạt 30.000 tấn, chiếm 30% sản lượng vải thiều của huyện, giá trị sản phẩm tăng từ 2-2,5 lần so với vải canh tác thông thường; dự án “tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận gà đồi Yên Thế cho sản phẩm gà đồi của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang” đã góp phần đưa tổng đàn gà của huyện Yên thế từ 12-15 triệu con gà/năm, với hơn 17.000 hộ chăn nuôi. Thông qua dự án này gà Yên Thế giữ được thương hiệu, được thị trường chấp nhận. Dự án “Nhân rộng mô hình mạng lưới cung cấp thông tin KH&CN từ tỉnh đến xã nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang” đã cung cấp thông tin KH&CN đến 46 xã trên địa bàn tỉnh, giúp người dân và cán bộ kỹ thuật khai thác, sử dụng thông tin phục vụ sản xuất và đời sống. Nhiều các đề tài, dự án, mô hình ứng dụng khác cũng đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, có tính mở, được nhân rộng mạnh mẽ như: Đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng chống bệnh tai xanh ở lợn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”; dự án “nhân rộng mô hình đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh”…. Bên cạnh đó hoạt động khoa học xã hội và nhân văn được chú trọng, quan tâm nhằm nghiên cứu những luận cứ khoa học phục vụ cho việc hoạch định các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; khơi dậy nội lực, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người Bắc Giang; khôi phục, bảo tồn những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như (mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà; dân ca quan họ, ca trù,…).


Việc hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, hàng hóa được quan tâm. Trước năm 2005 chưa có sản phẩm, hàng hóa của tỉnh được xác lập quyền về sở hữu công nghiệp. Đến nay đã có 13 sản phẩm, hàng hóa của tỉnh được hỗ trợ xây dựng thương hiệu gồm: Vải thiều Lục Ngạn, rượu Làng Vân, rượu Kiên Thành, mây tre đan Tăng Tiến, gạo nếp Phì Điền, mật ong Lục Ngạn, mỳ Kế, mỳ Chũ, gạo thơm Yên Dũng, gà đồi Yên Thế, nhung hươu Hoàn Thành, bánh đa Kế, gà sạch Yên Dũng. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 350 văn bằng được bảo hộ về nhãn hiệu hàng hóa; 60 văn bằng được bảo hộ về kiểu dáng công nghiệp , 01 văn bằng về giải pháp hữu ích. Xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ ở nước ngoài đối với sản phẩm vải thiều Lục Ngạn và gà đồi Yên Thế tại các nước Lào, Campuchia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan.


Những kết quả đạt được góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, tạo dựng được cơ sở vững chắc cho các hoạt động khoa học và công nghệ trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên để khoa học và công nghệ ngày một phát triển đòi hỏi mỗi cán bộ, tổ chức khoa học phải đề xuất được những nhiệm vụ khoa học công nghệ sát thực với thực tiễn sản xuất, không những chỉ giải quyết những vấn đề trước mắt mà còn phải giải quyết những vấn đề chiến lược lâu dài./.

Lương Thanh Trang

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 13,326
Tổng số trong ngày: 3,500
Tổng số trong tuần: 21,183
Tổng số trong tháng: 93,884
Tổng số trong năm: 774,161
Tổng số truy cập: 12,715,002