Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật phục vụ nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong việc nâng cao năng suất chất lượng giống cây trồng góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật phục vụ nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong việc nâng cao năng suất chất lượng giống cây trồng góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.


Từ năm 2010-2012 hỗ trợ sản xuất được 2.309 ha rau quả chế biến. Diện tích rau chế biến hàng năm ổn định khoảng trên 2.000 ha/năm; Hỗ trợ phát triển sản xuất nấm với tổng kinh phí 5,6 tỷ đồng (hỗ trợ 5.766 tấn nguyên liệu sản xuất nấm rơm, nấm mỡ, nấm mọc nhĩ; hỗ trợ xây dựng 01 cơ sở sản xuất nấm tập trung; 212 lán trại và 5 cơ sở bảo quản, sơ chế nấm. Sản lượng nấm tươi hàng năm đạt khoảng 2.000 tấn, doanh thu khoảng 25-30 tỷ đồng); Hỗ trợ phát triển lúa lai, lúa chất lượng với tổng kinh phí 30,4 tỷ đồng (tổng diện tích cấy lúa lai đạt 52.701 ha, lúa chất lượng đạt 18.100 ha (chiếm 12-13,5% diện tích lúa toàn tỉnh), góp phần đưa năng suất lúa bình quân chung của tỉnh tăng từ 47,2 tấn/ha năm 2008 lên khoảng 56 tấn/ha năm 2013). Qua đó tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho hơn hai mươi nghìn lượt người tham gia.



Phát huy tiềm năng sẵn có của địa phương, nhiều mô hình, dự án khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp nhà nước, cấp tỉnh trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật được triển khai rộng rãi tạo ra sản phẩm hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao: Triển khai 09 dự án KH&CN cấp Nhà nước có hiệu quả như (triển khai xây dựng chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn. Xây dựng mô hình sản xuất giống nấm và nấm hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, làm chủ công nghệ sản xuất giống nấm cấp I, cấp II, cấp III; xây dựng mô hình sản xuất nấm thương phẩm quy mô 700-800 tấn nấm tươi; xây dựng 10 mô hình nuôi trồng, sơ chế nấm quy mô trang trại và mở rộng vùng sản xuất nấm hàng hóa với các sản phẩm gồm: Nấm sò, nấm rơm, nấm mỡ, nấm nhĩ, nấm linh chi, nấm đùi gà,…quy mô 130 tấn nguyên liệu/năm; đào tạo tập huấn cho 8 cán bộ kỹ thuật và 400 lượt người dân, từ đó tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân). Triển khai 21 đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh, ứng dụng tiến bộ KH&CN trong chọn tạo giống và các biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển bền vững những loại cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày (lúa, ngô, lạc, đậu tương, dưa chuột, cà chua…) có năng suất cao, chất lượng tốt. Xây dựng các quy trình thâm canh nhằm phát triển các loại cây ăn quả có múi sạch bệnh Greening và các bệnh virus khác, các loại chuối, nhãn, vải, cam…cho các tiểu vùng sinh thái; ưu tiên phát triển nguồn gen bản địa quý góp phần bổ sung cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc trồng giống hoa Lily xứ lạnh và mở ra triển vọng kinh tế mới cho nghề trồng hoa ở Bắc Giang.


Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất rau quả phục vụ tiêu dùng và chế biến nông sản xuất khẩu tại huyện Lục Nam theo tiêu chuẩn VietGap với quy mô 20 ha cà chua, 40 ha dưa chuột bao tử và mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh cây na an toàn theo tiêu chuẩn VietGap quy mô 30 ha. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nhân giống vô tính, trồng, thâm canh, cải tạo nương chè già cỗi bằng một số giống chè mới và chế biến chè an toàn tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng mô hình vườn giâm cành chè 2.000m2; mô hình vườn giống gốc 1,5 ha; mô hình chế biến chè xanh quy mô 3 tấn búp tươi/ ngày; chế biến chè đen chất lượng cao quy mô 10 tấn búp tươi/ ngày. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển vùng nguyên liệu cỏ ngọt tại tỉnh Bắc Giang, xây dựng mô hình nhà lưới dạng đơn giản có quy mô 200 m2 để nhân giống vô tính, đảm bảo nguồn cây mẹ sạch bệnh và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Ứng dụng tiến bộ KHCN trong trồng trọt và chế biến dược liệu địa liền ở Bắc Giang; xây dựng mô hình sản xuất giống địa liền theo tiêu chuẩn GACP-WHO quy mô 05 ha; xây dựng mô hình trồng 90 ha địa liền theo tiêu chuẩn GACP-WHO; mô hình bảo quản địa liền tươi và chế biến sau thu hoạch đạt tiêu chuẩn. Ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển vùng nguyên liệu địa hoàng theo hướng GACP-WHO và chế biến một số thành phẩm từ địa hoàng. Xây dựng mô hình trồng các giống hoa chất lượng cao bằng hệ thống nhà lưới hiện đại quy mô 960 m2. Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Gạo thơm Yên Dũng”. Xây dựng mô hình sản xuất vải tươi theo hướng VietGap đã áp dụng biện pháp làm chậm quá trình chín quả từ 15-18 ngày được nhân ra diện rộng vùng vải thiều Lục Ngạn. Sản xuất dưa chuột bao tử, cà chua, ngô, rau vụ đông với quy mô ban đầu 06 ha đang được thực hiện có hiệu quả và nhân rộng ra 40 ha tại huyện Lục Nam. Xây dựng mô hình phát triển cà chua lai HT144 quy mô 30 ha. Nhân rộng mô hình lúa lai TH3-3 tại huyện Hiệp Hòa nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, diện tích triển khai 300 ha trong 2 vụ, năng suất đạt 57,5 tạ/ha. Xây dựng thành công mô hình thâm canh lúa SRI đạt năng suất cao với quy mô 440 ha trong 04 vụ, tăng năng suất lúa trung bình từ 5,2 tấn/ha lên 6,5 tấn/ha, giảm chi phí giống từ 60-70%, giảm công lao động từ 20-30%, tăng thu nhập trên một diện tích canh tác. Đến nay toàn tỉnh có trên 1.200 ha lúa canh tác theo kỹ thuật SRI, trong thời gian tới. mở rộng mô hình trồng lạc, dưa hấu, gieo mạ vụ xuân…có màng phủ nông nghiệp mà hiện nay người dân có thể trồng được 03 vụ/năm.


Việc áp dụng đồng bộ các cải tiến về giống cây trồng và quy trình kỹ thuật canh tác đã đem lại hiệu quả tích cực trong trồng trọt. Cơ cấu nông nghiệp của tỉnh được chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành và mở rộng nhiều vùng sản xuất tập trung cả về diện tích và sản lượng. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2013 (theo giá so sánh năm 1994) ước đạt 4.191 tỷ đồng, tăng 8,5% so với 2012 và tăng 36,6% so với 2008; sản lượng lương thực hàng năm đạt trên 640 nghìn tấn; năng suất các loại cây trồng không ngừng tăng do áp dụng tiến bộ mới về giống và kỹ thuật thâm canh. Sản phẩm trồng trọt đã đảm bảo về nhu cầu lương thực, thực phẩm trong tỉnh và cung cấp cho vùng lân cận./.

 

Thu Trang

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 8,445
Tổng số trong ngày: 1,000
Tổng số trong tuần: 14,011
Tổng số trong tháng: 67,893
Tổng số trong năm: 965,876
Tổng số truy cập: 12,906,717