Hội thảo khoa học: Hoạt động hỗ trợ tín dụng, bảo lãnh để doanh nghiệp vay vốn đầu tư đổi mới công nghệ. Kinh nghiệm từ một số quốc gia

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết

Định hướng chỉ đạo việc thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ, lấy doanh nghiệp làm trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia được thể hiện trong nhiều Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Các văn bản này đều hướng tới mục tiêu tài trợ, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ; mở rộng hình thức tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay cho dự án đổi mới công nghệ; hình thành thiết chế bảo lãnh vốn vay bằng công nghệ đối với các dự án nghiên cứu, đổi mới công nghệ để doanh nghiệp có thể vay vốn từ các ngân hàng thương mại.

GS. Hoàng Văn Phong phát biểu khai mạc hội thảo

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân. Nó đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Cho đến nay, đã có trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, ban hành các chiến lược, chương trình hành động liên quan đến Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với nhiều tên gọi khác nhau. Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đặc biệt, vào ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết Số 52-NQ/TW về Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Hai yếu tố quan trọng của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là: (1) Đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ; (2) và áp dụng công nghệ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, sáng tạo ra những mô hình kinh doanh mới mang lại giá trị gia tăng cao, tăng sức cạnh tranh và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo tại Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12/04/2016 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 “…Nghiên cứu, ban hành các cơ chế mang tính chất đột phá nhằm khuyến khích nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất để tăng năng suất lao động và gia tăng giá trị của sản phẩm”; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 (Nghị quyết số 35/NQ-CP) đã giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ: “…đề xuất các biện pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia và các chương trình hỗ trợ khác của Nhà nước để thực hiện đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh”; Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/02/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW của hội nghị lần thứ 4 và Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ ngành thực hiện “...tăng quy mô tài chính cho các hoạt động đổi mới công nghệ, hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ; mở rộng hình thức tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay từ các quỹ nhà nước cho dự án đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; hình thành thiết chế bảo lãnh vốn vay đối với các dự án nghiên cứu, đổi mới công nghệ để doanh nghiệp có thể vay vốn từ các ngân hàng thương mại”.

Với tinh thần đó, ngày 24 tháng 12 năm 2019 tại Nhà khách Quốc hội, 27A Trần Hưng Đạo - Hà Nội, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Hoạt động hỗ trợ tín dụng, bảo lãnh để doanh nghiệp vay vốn đầu tư đổi mới công nghệ. Kinh nghiệm từ một số quốc gia.”

Hội thảo diễn ra với mục đích trao đổi, chia sẻ và tìm hiểu các kinh nghiệm về hoạt động hỗ trợ tín dụng, bảo lãnh tín dụng để doanh nghiệp vay vốn đầu tư đổi mới công nghệ từ một số quốc gia như Đài Loan, Hàn Quốc, Australia,… và các ngân hàng thương mại, các quỹ tài chính như Quỹ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Bảo vệ môi trường,…

Tham dự hội thảo có GS.TS Hoàng Văn Phong, Nguyên Bộ trưởng Bộ KH&CN, Thành viên Hội đồng quản lý Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia,  GS.TS  Hsu Hui Huang, Tham tán, Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam, Bà Nguyễn Thị Hoàng Hà, Đại diện Văn phòng Chương trình Aus4Innovation (CSIRO), Đại sứ quán Úc tại Việt Nam, TS. Nguyễn Cảnh Hiệp, Phó trưởng ban Cân đối Kế hoạch, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, TS. Bùi Hoàng Tùng, Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Đại diện các Ngân hàng VietCom Bank, BIDV, … Về phía Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, có TS. Nguyễn Đình Bình, Giám đốc Quỹ; các Phó giám đốc cùng đại diện các phòng chức năng của Quỹ tham dự. Ngoài ra, hội thảo cũng thu hút được rất đông các tổ chức, cá nhân, các đơn vị của các bộ, ban, ngành tới dự. Các doanh nghiệp đang có nhiệm vụ d tham gia, ề xuất với Quỹ, các doanh nghiệp quan tâm có nhu cầu đổi mới công nghệ tham dự.

Hội thảo được chia làm 2 phần chính; phần thứ nhất là các báo cáo trình bày, chia sẻ các kinh nghiệm về tài trợ, hỗ trợ vốn, cho vay vốn của các tổ chức Đài Loan, chương trình tài trợ Aus4Innovation của Đại sứ quán Australia, Quỹ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Các bài tham luận cũng chia sẻ về mô hình quản lý, cơ chế chính sách và chế độ cho cán bộ, công nhân viên của các mô hình Quỹ, tổ chức hỗ trợ tín dụng, cách thức hợp tác với các Ngân hàng thương mại để triển khai các chương trình Uỷ thác cho vay, hỗ trợ lãi suất vay. Phần 2 của hội thảo là trao đổi thảo luận giữa các diễn giả với các đại biểu đến từ các tổ chức viện, trường, doanh nghiệp.

Phát biểu tại Hội thảo, các diễn giả trình bày và chia sẻ: Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới như: Phần Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, I-xra-en, Ma-lay-xi-a... về cơ chế quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ cho thấy: Quỹ đổi mới công nghệ tại hầu hết các nước được Chính phủ thành lập để tài trợ, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp thông qua các dự án đổi mới công nghệ dưới hình thức tài trợ, cho vay, hỗ trợ lãi suất vay và bảo lãnh vay vốn. Quỹ đổi mới công nghệ có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hấp thụ và làm chủ công nghệ mới; ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại, đưa công nghệ trở thành phương tiện, công cụ chủ yếu để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và đặc biệt tạo ra giá trị gia tăng mới cho hàng hóa. Sự phát triển trình độ và năng lực công nghệ của doanh nghiệp đã đưa khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tạo nền tảng và động lực then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia này.

Trong khoảng 10 đến 15 năm đầu, các quỹ tại các quốc gia nêu trên đều tập trung thực hiện chức năng tài trợ cho các dự án đổi mới công nghệ và dự án thương mại hóa công nghệ. Giai đoạn tiếp theo, khi trình độ quản trị, nghiên cứu của doanh nghiệp đã phát triển, năng lực của quỹ được nâng cao thì các quỹ này mới triển khai thực hiện các hoạt động cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn bằng công nghệ. Lúc này, các quỹ mới từng bước lấy nguồn thu lãi tiền vốn cho vay và các nguồn thu hợp pháp khác của quỹ để chi cho hoạt động thường xuyên của quỹ, tiến tới tự đảm bảo kinh phí hoạt động.

Các nội dung trình bày, trao đổi tại Hội thảo làm cơ sở để Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia tiếp thu, hoàn thiện thêm trong việc xây dựng các văn bản pháp lý cho hoạt động hỗ trợ tín dụng (cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn),  xây dựng quy trình, phương thức hoạt động tín dụng của Quỹ sao cho phù hợp với các quy định tín dụng chung của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, phù hợp với quy định quản lý sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) và phù hợp với đặc thù hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Đồng thời, tạo cơ chế tiếp cận với Quỹ thông thoáng và nhanh gọn, đơn giản cũng là một trong các giải pháp cần được nghiên cứu triển khai để thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ./.

Tác giả: Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia

Nguồn: Natif.vn

 

 

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

アクセス中: 9,349
1日当たりのページのアクセス回数: 2,806
1週間当たりののページのアクセス回数: 16,267
1か月当たりのページのアクセス回数: 114,522
1年間当たりのページのアクセス回数: 794,799
ページのアクセス回数 : 12,735,640