Đề tài: Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trồng trọt, chế biến và bảo quản dược liệu Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume) theo tiêu chí GAP-WHO nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tăng thu nhập cho nông dân tịa tỉnh Bắc Giang

|
Views:
dark-mode-label OFF
Font size: A- A A+
Đọc bài viết

A. Tên đề tài: Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trồng trọt, chế biến và bảo quản dược liệu Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume)  theo tiêu chí GAP-WHO nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tăng thu nhập cho nông dân tịa tỉnh Bắc Giang

B. Cơ quan chủ trì: Công ty TNHH Thương mại và Dược phẩm Đông Á

C. Chủ nhiệm đề tài: Dược sỹ chuyên khoa I Lê Thị Minh Nguyệt

D. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ về KH&CN trong trồng trọt Ngưu tất theo một số tiêu chí GAP-WHO nhằm xây dựng quy trình trồng trọt Ngưu tất cho năng suất và chất lượng cao tại Bắc Giang.

- Xây dựng mô hình thâm canh Ngưu tất theo một số tiêu chí GAP-WHO trong cơ cấu cây trồng vụ đông, đem lại hiệu quả kinh tế góp phần tăng thu nhập cho nông dân tại Bắc Giang.

- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu Ngưu tất.

Đ. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1. Kết quả điều tra, khảo sát tình hình sản xuất nông nghiệp và canh tác cây trồng vụ đông tại vùng nghiên cứu 

- Qua điều tra 3 huyện Hiệp Hòa, Yên Dũng, Lạng Giang cho thấy: Diện tích đất trồng cây vụ đông lớn, tập trung chủ yếu vào các nhóm cây trồng truyền thống như khoai tây, khoai lang, lạc, ngô, đậu đỗ và rau.  Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế do các cây trồng trên đem lại không cao, khó khăn trong đầu ra của sản phẩm và tình hình sâu bệnh hại phức tạp làm cho thu nhập của người nông dân bấp bênh.

- Số liệu phân tích đất tại 03 huyện đều thích hợp trồng ngưu tất ở các chỉ tiêu về hàm lượng dinh dưỡng tổng số, về hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật đều dươc ngưỡng cho phép đạt tiêu chuẩn trồng theo GACP - WHO.

- Đất phù sa ven sông  có hàm lượng dinh dưỡng tổng số cao hơn đất phù sa cổ.

2. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh cây ngưu tất

Thời vụ gieo hạt Ngưu tất đối với tỉnh Bắc Giang nên bố trí từ 15/9-15/10 hàng năm

- Đất trồng Ngưu tất tốt nhất là chọn đất phù sa ven sông

- Ngưu tất là một cây dược liệu có khả năng chịu được mức độ thâm canh cao;  Phân bón dùng cho Ngưu tất cho năng suất và chất lượng đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV và khuyến cáo dùng trong quy trình trồng Ngưu tất theo GACP-WHO như sau:

+ Phân chuồng hoai mục: 20-25 tấn/ha.

+ Phân hữu cơ vi sinh 1,5 tấn/ha.

+ Phân NPK phức hợp có bổ sung đa vi lượng của công ty phân bón Bình Điền NPK 18-6-6+TE lượng 600kg/ha và  NPK 15-4-18+TE/ha lượng 800kg/ha.

- Năng suất cây trồng có thể đạt trên 2 tấn dược liệu khô/ha.

- Kết quả điều tra năm 2013 và 2014 cho thấy thành phần sâu bênh gây hại trên cây Ngưu tất trồng tại tỉnh Bắc Giang có 4 loại bệnh và 4 loại côn trùng gây hại. Tuy nhiên mức độ gây hại thấp không ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây và năng suất dược liệu.

- Phương pháp chế biến Ngưu tất bằng phương pháp sấy khô từ nhiệt độ 40-700C; ẩm độ 12%; bảo quản bằng túi PE trong kho mát cho chất lượng dược liệu tốt nhất và thời gian bảo quản lâu nhất. Sấy dược liệu đạt hàm ẩm dưới 12% cần tiến hành sấy ở nhiệt độ 700C trong khoảng từ 27h – 28h.

3. Kết quả xây dựng mô hình trồng ngưu tất theo một số tiêu chí GAP-WHO, quy mô 7ha

- Diện tích của từng vùng trồng: Hiệp Hòa (0,5ha), Yên Dũng (06ha), Lạng Giang (0,5ha).

- Đã xây dựng được quy trình trồng thâm canh Ngưu tất tại Bắc Giang theo 1 số tiêu chí GAP-WHO và đã triển khai mô hình trồng Ngưu tất tại 03 huyện Yên Dũng, Hiệp Hòa và Lạng Giang với diện tích 07ha; năng suất trung bình đạt từ 1,8 -2,0 tấn khô/ha, thu nhập bình quân đạt xấp xỉ 3 - 4 triệu đồng/ sào B.B . Tuy nhiên đây chưa phải mức thu nhập tối đa cho sản xuất Ngưu tất tại Bắc Giang. Một phần do bố trí thời vụ trồng muộn hơn so với quy trình do diễn biến thời tiết phức tạp, do nguyên nhân khách quan chuyển đổi đất, do người dân mới tham gia vào trồng trọt cây trồng mới còn nhiều bỡ ngỡ…Tuy nhiên sau khi tổng kết người nông dân tại các huyện triển khai Ngưu tất đều cho rằng đây là cây trồng dễ làm, sâu bệnh hại ít, canh tác dễ dàng đồng thời cũng đem lại thu nhập cao. Phần lớn người dân đều muốn trồng tiếp những năm sau nếu có đầu ra ổn định và có sự đầu tư của doanh nghiệp về giống, phân bón và thu mua sản phẩm.

4. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu ngưu tất

- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu Ngưu tất gồm các chỉ tiêu: mô tả, vi phẫu; soi bột; độ ẩm; tro toàn phần; tro không tan trong axit; giới hạn nhiễm khuẩn; tỷ lệ các bộ phận khác của cây; tạp chất; hàm lượng kim loại nặng như Asen, Cadimi, chì, thuỷ ngân, đồng; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; dư lượng SO2; định tính; định lượng.

Các chỉ tiêu định tính, định lượng nâng cấp từ Dược điển Việt Nam IV và được thẩm định.

- Hàm lượng Saponin toàn phần tính theo axit oleanolic đạt từ 5,15-6,61% cao hơn so với tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV.

E. Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 6/2013 – 5/2015

G. Kinh phí thực hiện đề tài: 1.123.407.000 đồng (Kinh phí từ NSSN: 704.551.000 đồng; Đối ứng: 418.856.000 đồng)

F: Kết quả nghiệm thu: Khá

Hoàng Thoa

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

User Online: 10,380
Total visited in day: 2,771
Total visited in Week: 20,454
Total visited in month: 93,155
Total visited in year: 773,432
Total visited: 12,714,273