Ứng dụng công nghệ động năng của bơm tự áp (bơm va) - Giải quyết vấn đề nước sạch cho người dân vùng núi

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Trước thực trạng các em học sinh Trường THPT Mùn Chung (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) phải sử dụng nước suối để ăn, uống, tắm giặt, trong khi đó, nguồn nước sử dụng lâu nay thường bị nhiễm can-xi, ma-giê nên khi đun sẽ không thể sôi, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, nhằm giúp nhà trường và người dân sống quanh khu vực tìm nguồn nước phù hợp, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã triển khai khảo sát, xây dựng công trình nước sinh hoạt tặng trường. Các nhà khoa học của Viện Địa chất, Viện Công nghệ môi trường đã “cắm bản” nhiều tháng trời cùng người dân địa phương đi tìm giải pháp và việc ứng dụng công nghệ động năng của bơm tự áp (bơm va) đã giup giải quyết vấn đề nước sạch cho người dân vùng núi.

Trước thực trạng các em học sinh Trường THPT Mùn Chung (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) phải sử dụng nước suối để ăn, uống, tắm giặt, trong khi đó, nguồn nước sử dụng lâu nay thường bị nhiễm can-xi, ma-giê nên khi đun sẽ không thể sôi, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, nhằm giúp nhà trường và người dân sống quanh khu vực tìm nguồn nước phù hợp, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã triển khai khảo sát, xây dựng công trình nước sinh hoạt tặng trường. Các nhà khoa học của Viện Địa chất, Viện Công nghệ môi trường đã “cắm bản” nhiều tháng trời cùng người dân địa phương đi tìm giải pháp và việc ứng dụng công nghệ động năng của bơm tự áp (bơm va) đã giup giải quyết vấn đề nước sạch cho người dân vùng núi.

Mùn Chung là một trường trung học nội trú với hơn 330 học sinh và khoảng 40 thầy giáo, cô giáo; trước đây, vấn đề nước sinh hoạt của nhà trường gặp rất nhiều khó khăn, tình trạng thiều nước trong mùa khô xảy ra thường xuyên, nhất là từ tháng 11 đến tháng tư năm sau, nhà trường phải tích trữ nước mưa nhưng chỉ đủ dùng khoảng 3 tháng, các tháng còn lại, thầy và trò nhà trường phải đi bộ hơn 7km đường rừng núi để tìm nguồn nước sau mỗi giờ lên lớp. Khi khe rãnh cạn nước, thầy và trò lại khơi rãnh mới để có nước gánh về. Trong khi mùa mưa, nước tuy nhiều nhưng lại bị vẩn đục.

Sau 1 năm khảo sát, nghiên cứu công trình cấp nước sạch ở bờ suối cách trường 500m của Viện Địa chất, Viện Công nghệ môi trường đã được thực hiện thành công. Từ một nguồn nước chảy ra từ hang đá vôi, với lưu lượng ổn định quanh năm, chất lượng bảo đảm với các chỉ tiêu về can-xi, ma-giê đều dưới ngưỡng cho phép, bằng  việc ứng dụng công nghệ động năng của bơm tự áp (bơm va), tiết kiệm chi phí cho người sử dụng, nước được dẫn trong đường ống, vượt qua một gò đất với độ chênh cao so với địa hình là 16m về khu vực bể chứa của nhà trường nhờ sự va đập của dòng nước chảy. Bơm va là thiết bị được Viện Khoa học Thủy lợi chế tạo, ứng dụng vào công trình nước sạch này đã tiết kiệm được chi phí vận hành. Một bơm điện dự phòng cũng được lắp đặt để sử dụng trong trường hợp mùa lũ, nước dâng cao, bơm tự áp không hoạt động được.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học của Viện Công nghệ môi trường xây dựng hệ thiết bị xử lý nước áp dụng công nghệ lọc hai tầng, gồm lọc thô và lọc tinh bảo đảm nước đầu ra có các chỉ tiêu chất lượng đạt giới hạn cho phép của Quy chuẩn 02:2009/BYT của Bộ Y tế với lượng vi-rút coliform và e.coli được xử lý hoàn toàn; hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS), mùi tanh, độ đục, hàm lượng sắt được xử lý hiệu quả với hiệu suất hơn 90%. Đến nay, giáo viên trong trường đã được tập huấn và đã vận hành công trình thành thạo

Công trình được triển khai thực hiện mang ý nghĩa quan trọng, không chỉ giúp cung cấp nguồn nước sinh hoạt đảm bảo cho thầy trò Trường THPT Mùn Chung mà sắp tới là các Trường THCS, mầm non Mùn Chung và các hộ dân sống xung quanh, với khoảng 3.000 người./.

Trang Trần

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 9,555
Tổng số trong ngày: 46
Tổng số trong tuần: 8,785
Tổng số trong tháng: 55,705
Tổng số trong năm: 571,907
Tổng số truy cập: 12,512,748