Liên kết bền vững trong ứng dụng KH&CN

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Nếu doanh nghiệp phát triển bền vũng thì nông dân sẽ luôn gắn bó với doanh nghiệp. Như vậy sẽ tạo ra sự liên kết bền vững, lâu dài giữa doanh nghiệp và nông dân trong ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN).


Người nông dân phải có mong muốn ứng dụng tiến bộ KH&CN để nâng cao hiệu quả trong sản xuất

Nếu doanh nghiệp phát triển bền vũng thì nông dân sẽ luôn gắn bó với doanh nghiệp. Như vậy sẽ tạo ra sự liên kết bền vững, lâu dài giữa doanh nghiệp và nông dân trong ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN).

Ông Vũ Văn Tâm - Chủ tịch Công ty Dược liệu Vũ Gia cho biết như trên khi chia sẻ về vấn đề liên kết bền vững trong ứng dụng KH&CN.

PV: Hiện nay người dân đang chuộng sử dụng củ đinh lăng. Xin ông cho biết công dụng và tác dụng của của đinh lăng?

- Ông Vũ Văn Tâm: Cây Đinh lăng được coi là nhân sâm của người nghèo vì trong rễ cây đinh lăng có chứa nhiều Saponin. Người dân có thể sử dụng một cách đơn giản và hiệu quả là rễ cây đinh lăng thái nhỏ sao vàng, hạ thổ sắc nước uống hàng ngày. Tác dụng bồi bổ sức khỏe và hoạt huyết giúp cho cơ thể tăng cường sức đề kháng.

PV: Ông có thể cho biết, bài toán lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được đặt ra thế nào khi tham gia cùng nông dân ứng dụng KH&CN?

- Theo tôi, bài toán lợi nhuận của doanh nghiệp đặt ra khi tham gia cùng nông dân ứng dụng KH&CN đó là: doanh nghiệp cần nhất là sự ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào với giá cả hợp lý, phù hợp với điều kiện thị trường để sản xuất một cách bền vững.

Người nông dân chỉ cần làm theo hướng dẫn theo đúng quy trình kỹ thuật của doanh nghiệp để đảm bảo nông sản được sản xuất ra tuân thủ các quy định về an toàn sinh học, đảm bảo năng suất và chất lượng của nông sản.

PV: Vậy, theo ông làm thế nào để tạo ra sự liên kết bền vững, lâu dài giữa doanh nghiệp và nông dân trong ứng dụng KH&CN?

- Về phía Trung ương, cần ban hành và cập nhật, điều chỉnh những chính sách ưu đãi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đối với những chính sách đã được nhà nước ban hành thì cần đôn đốc để những chính sách đó đi vào thực tế nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư dự án. Đặc biệt cần ưu đãi trong việc sản xuất và nhập khẩu các máy móc thiết bị sơ chế biến nông sản. Hiện nay các máy móc thiết bị chế biến nông sản vẫn bị áp giá thuế VAT 10% khi nhập khẩu, khiến tổng mức đầu tư cho các nhà máy chế biến tăng cao.

Thông qua Dự án“Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nhân giống, sản xuất, bảo quản và tiêu thụ rau an toàn tại Hải Dương, người dân đã làm chủ các quy trình công nghệ tiên tiến từ nhân giống, sản xuất, sơ chế, bảo quản các loại rau theo tiêu chuẩn VietGAP

Về phía chính quyền địa phương cấp tỉnh, cần tạo điều kiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật đến chân các dự án sản xuất, sơ chế biến tại vùng nông thôn và miền núi. Đồng thời có các chính sách ưu đãi về thuế, về tích tụ ruộng đất. Có các chính sách vận động, tuyên truyền để người dân tuân thủ những cam kết đã ký với doanh nghiệp, nhằm đảm bảo duy trì ổn định nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp sản xuất.

Về phía doanh nghiệp: Cần xác định mục tiêu đầu tư rõ ràng, đầu tư bài bản về nhân lực, đầu tư cơ sở sơ chế biến hiện đại, tại địa phương nơi thực hiện dự án để người dân thực sự yên tâm vào sự gắn bó và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần có quy trình công nghệ và đội ngũ cán bộ kỹ thuật trình độ cao để hưỡng dẫn kỹ thuật nuôi trồng cho nông dân một cách bài bản, giải quyết được khó khăn trong việc phòng ngừa dịch bệnh.

Nếu doanh nghiệp phát triển bền vũng thì nông dân sẽ luôn gắn bó với doanh nghiệp. Như vậy sẽ tạo ra sự liên kết bền vững, lâu dài giữa doanh nghiệp và nông dân trong ứng dụng KH&CN

PV: Vậy, làm thế nào để người nông dân có thể ứng dụng tiến bộ  KH&CN vào sản xuất, thưa ông?

- Người nông dân phải có mong muốn ứng dụng tiến bộ KH&CN để nâng cao hiệu quả trong sản xuất của mình.

Cùng với đó, người nông phải tham gia vào một chuỗi giá trị sản xuất khép kín để được nhận sự hỗ trợ của doanh nghiệp trong việc hướng dẫn kỹ thuật để người nông dân có thể ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất.

PV: Theo ông, hiện có các chính sách nào trợ giúp doanh nghiệp trong việc giúp nông dân tiếp cận với các chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa? Lấy doanh nghiệp là trung tâm trong chuỗi liên kết này có khắc phục được tình trạng được mùa mất giá?

- Khi lấy doanh nghiệp là trung tâm trong chuỗi liên kết này sẽ khắc phục được tình trạng được mùa mất giá với điều kiện vùng nguyên liệu được quy hoạch bài bản, và chính quyền địa phương các cấp phải có vai trò vận động, tuyên truyền để quản lý được quy hoạch vùng nguyên liệu, tránh tình trạng người dân không nằm trong chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa nuôi trồng ồ ạt không theo quy hoạch dẫn tới khủng hoảng thừa, đồng thời thúc đẩy vào việc làm nông sản mất giá.

PV: Theo ông, doanh nghiệp giúp nông dân cùng phát triển trong chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa họ sẽ được lợi gì, nông dân được lợi gì?

- Tôi cho rằng khi đó nông dân được tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa, được cung cấp giống cây và con giống chuẩn; được hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng một cách bài bản; có đầu ra đảm bảo với giá cả ổn định; có cơ hội làm việc tại các cơ sở, nhà máy sơ chế biến tại địa phương nơi mình sinh sống với thu nhập ổn định, giúp giảm chi phí sinh hoạt đối với những người không muốn làm nông nghiệp và không muốn rời quê hương hay còn gọi là ly nông, không ly hương.

Doanh nghiệp chúng tôi đang triển khai hỗ trợ nông dân tại dự án trồng cây dược liệu đinh lăng thâm canh và trồng xem canh dưới tán cây ăn quả, dưới tán rừng sản xuất. Hiện đang phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Bình để hỗ trợ bà con nông dân trên địa bàn trồng cây dược liệu dưới tán rừng. Bước đầu cây sinh trưởng và phát triển tốt. Trên diện tích công ty đang quản lý đã xây dựng một số mô hình trồng thâm canh, xen canh để bà con nông dân tham quan, học hỏi./.

Phương Nga (lược ghi)

Nguồn: http://truyenthongkhoahoc.vn

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 9,616
Tổng số trong ngày: 2,584
Tổng số trong tuần: 7,783
Tổng số trong tháng: 76,017
Tổng số trong năm: 592,219
Tổng số truy cập: 12,533,060